Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Mười Lời Chúa Giêsu đã làm thay đổi thế giới

Mười Lời Chúa Giêsu đã làm thay đổi thế giới



Chúng ta hãy để những lời này hành động trong lòng chúng ta
aleteia.org, 2016-09-23
«Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.» (Ga 13: 34) •

«Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.» (Ga 8: 7)

«Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.» (Lc 23: 34)

«Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.» (Ga 8: 32)

«Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.» (Mt 5: 7)

«Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được”».  (Mt 19: 26)

«Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em.» (Mc 10: 43)

«Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.» (Lc 21: 28)

«Hôm sau, Đức Giêsu quyết định đi tới miền Galilê. Người gặp ông Philípphê và nói: “Anh hãy theo tôi”.»  (Ga 1: 43)

«Ai tin vào người Con, thì được sự sống đời đời; còn kẻ nào không chịu tin vào người Con, thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên kẻ ấy.» (Ga 3: 36)

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016 by Unknown · 0

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

BẢNG CHỮ CÁI

 
 
 
Ai cũng biết cuộc đời không hoàn hảo
Bởi nơi đâu cũng thấy lắm buồn phiền
Cho dù thế bạn vẫn mãi ngợi khen
Dù đang sống qua những ngày khốn khổ.
Đừng hờn căm hoặc mở lời than thở
E ngại gì khi Chúa ở cùng ta?
Gió có to, cùng bão táp phong ba...
Hãy trông cậy Đấng Toàn Năng Bất Diệt.
Im lặng tin vào những điều mình biết
Không Tình Người cuộc sống sẽ ra sao?
Lấy đâu ra niềm vui lẫn tự hào?
Mãi cảm tạ vì những ơn quí giá
Người luôn ban, với tình yêu cao cả
Ôi! hãy ra cho khỏi “chốn thương đau”
Phải biết rằng khi tha thiết nguyện cầu
Quyền năng Người sẽ đem về chiến thắng,
Rạng ngời lên trong bóng đêm cay đắng.
Sao cứ chờ cứ đợi ở tương lai
Thay vì nhìn hiện tại mỗi ban mai?
Ước mong bạn sống tâm tình cảm tạ
Vào những ngày sung túc hoặc tả tơi.
Xưng danh Người ở mọi lúc mọi nơi
Yêu mến Chúa... Bạn không còn buồn bã.
 
 
                   Gs. Trần Duy Nhiên dịch

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016 by Unknown · 0

Chiều cuối năm


Chiều cuối năm
Trời mưa lất phất
Ướt đường em đi.
Thẫn thờ !
Lá nằm cô đơn trên lối nhỏ.

Mưa bay bay
Ướt lạnh.
Phố buồn.
Vắng dấu chân.

Chiều cuối năm
Mưa rơi hạt buồn
Lạnh.
Giáo đường vắng
Người nguyện cầu
Tạ ơn.

Chúa ơi,
Con người
Hồn đang băng giá
Giữa cõi đời
Đầy những thương đau.

Mình con
Lặng lẽ
Lệ sầu
Ăn năn !

NGUYỄN THÁI HÙNG

by Unknown · 0

Chiều giáo đường



Chiều giáo đường in bóng
Trong nắng nhạt hoàng hôn
Bóng nhỏ, ai cô đơn
Với lời kinh khẩn nguyện

Tiếng chuông chiều gọi khẽ
Ngày tháng nào đi hoang
Giêsu trên thập tự
Giang tay, một chiều vàng

Chiều giáo đường lẻ loi
Dần trôi vào đêm tối
Phận người, mây giăng lối
Về nơi nao, nơi nao !

Ánh bạch lạp tan loãng
Trên cung thánh diệu huyền
Ngọn hải đăng chiếu rọi
Bước chân kẻ vô thường.
                                   
                                                      GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
                                                            thơ. một cõi riêng 7

by Unknown · 0

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Bài thơ “dạy” cách chữa 101 bệnh hay gặp

Thực ra, trong những tình huống “khẩn cấp” về tình trạng sức khỏe, không phải ai cũng đủ bình tĩnh để nhớ ra cần phải làm gì. Vì thế một bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ thế này có thể là “cứu cánh” cho bạn.
Chẳng may bị bỏng nước sôi
Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay.
Chẳng may dầm đâm vào tay
Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ.
Vôi bắn vào mắt bất ngờ
Nước đường hãy nhỏ không chờ một ai.
Nhức răng cắn ngậm gừng tươi
Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều.
Khi bị xương hóc chớ kêu
Ngậm viên C, xương sẽ tiêu dần dần.
Viêm họng uống nước rau cần
Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau.
Máu cam chảy, bày cho nhau
Cục bông tẩm giấm nhét vào hết ngay.
Trái nhàu chín vị thuốc hay
Đắp vào mụn cóc ít ngày sẽ thôi.
Cách chữa bỏng nước sôi hữu hiệu nhất là ngâm chỗ bỏng vào nước hoặc để dưới vòi nước chảy.
Nếu bị ong đốt nhớ bôi
Một viên aspirin vào vết đau.
Muốn lạc rang dầu giòn lâu
Phun ít rượu trắng bắt đầu trộn lên
Đợi cho khi lạc nguội thêm
Rắc một chút muối đã rang khô vào.
Cá nướng không muốn tróc ít da nào
Trước khi nướng, hãy xoa vào mặt da
Một lớp mỡ mỏng, nhớ nha
Lúc đầu đun lửa lớn, sau là lửa nhỏ hơn.
Cách khử mùi tanh của tôm
Khi luộc, cần nhớ thêm vào miếng quế thơm.
Muốn cho cá hấp, béo ngậy hơn
Để lên mình cá miếng mỡ gà, vậy thôi.
Nếu muốn Nách mình đỡ hôi
Rau Ngò hãy nhớ ăn nhiều nghe không?
Hạn chế căn bệnh tăng xông (Cao huyết áp)
Thường xuyên nhớ đến cái ông rau cần.
Nhai sống, hoặc uống trà gừngNôn mửa sẽ hết, bạn đừng có quên.
Ngó sen xào, không muốn thâm đen
Trong khi xào, nhớ cho thêm nước vào.
Bị côn trùng đốt thì sao?Tinh dầu Tràm hãy bôi vào thật nhanh.
Nếu muốn bảo quản quả Chanh
Cắt đôi úp nửa còn vào dấm chua.
Gan muốn giải độc thì mua
Mỗi tuần 2 – 3 quả trứng (ăn vừa vậy thôi)
Rau cải, không thiếu được rồi
Uống thật nhiều nước, giúp hồi lại gan.
Muốn da trắng trẻo, mịn màng
Rửa, nước vo gạo đầu tiên, hàng ngày.
Nếu bị mồ hôi chân, tay
Kiên trì ngâm nước muối mỗi ngày, bạn ơi.
Mồm ăn hành, tỏi bị hôi
Cứ nhai một ít bã chè sẽ thơm.
Khi ngủ nhớ ôm gối ôm
Hoặc nằm nghiêng trái, sẽ hết mồm ngáy ò ó o.
Để miếng sườn rán không co
Trước khi rán chúng, hãy tìm thớ gân
Tìm thấy chớ có tần ngần
Khía 2,3 phát 1 lần là ngon.
Muốn bóc hoa quả dễ hơn
Nhúng vào nước nóng, đồng thời vớt ngay
Thế rồi cứ lấy móng tay
Bảo đảm sẽ được chén ngay dễ dàng.
Theo Trí thức trẻ

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015 by Unknown · 0

20 Bài Học Sống

Cuộc sống luôn dạy cho ta những bài học quý giá mà bạn nên biết để sống tốt và ý nghĩa hơn. Dưới đây là 20 bài học vô giá mà cuộc sống dạy bạn. Cùng đọc và suy ngẫm nhé!

1. “Cuộc sống vốn không công bằng hãy tập quen dần với điều đó” – Bill Gates.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

2. Đừng vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

3. Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất một cái gì đó tốt nhưng bạn có thể đạt được một cái gì đó tốt hơn.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

4. Cách người khác nhìn nhận bản thân bạn không quan trọng bằng việc bạn nhìn nhận bản thân mình ra sao.

 20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

5. Bạn không thể chọn được nơi mình sinh ra nhưng bạn có thể chọn được cách mình sống.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

6. Đừng quan tâm tới những kẻ nói xấu sau lưng bạn, vì chỗ của họ là ở đó. Mãi mãi sau lưng bạn mà thôi.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

7. Những điều không thể hạ gục bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

8. Chính bạn là người tạo nên con đường cho chính mình.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

9. Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

10. Muốn thành công phải trải qua thất bại. Sống ở đời có dại mới có khôn.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

11. Đừng sợ hãi kẻ thù trước mặt mà hãy đề phòng những người bạn giả dối sau lưng.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn
 
12. Bạn bè ranh giới của nó thật mong manh. Trong cuộc vui không biết ai là bạn. Lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

13. Khi giơ một ngón tay chỉ trích người đối diện, hãy nhớ ba ngón tay kia đang hướng về phía ta. Nếu bạn không muốn bị chỉ trích thì đừng bao giờ chỉ trích người khác.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

14. Có một ngày bạn cảm thấy cuộc sống thật gian nan, nhưng như vậy thì thành quả gặt hái được có thể rất to lớn.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

15. Vẽ người, vẽ mặt, khó vẽ xương. Biết người, biết mặt, khó biết lòng.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn
 
16. Bạn không thể thành công nếu không dám mạo hiểm.20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn
 
17. “Thời gian của bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí thời gian vào việc sống cuộc đời của người khác” – Steve Jobs.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn
 
18. Đôi khi bạn cần phải im lặng, nuốt cái tôi vào trong và chấp nhận rằng bạn sai. Đó không phải là bỏ cuộc, đó là trưởng thành.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

19. “Đừng bao giờ đùa giỡn với cảm xúc của người khác. Bởi lẽ bạn có thể thắng trong trò chơi đó, nhưng chắc chắn bạn sẽ đánh mất người đó cả đời” – Shakespeare.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

20. Hãy biết trân trọng những gì bạn đang có và học cách yêu thương người khác vì xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời thiếu may mắn.
20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích và ý nghĩa, hãy chia sẻ với bạn bè nhé!

Nguyễn Thị MiLi chuyển bài

by Unknown · 0

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

VIÊN NGỌC TRAI Tập 3

66. NÓ PHẢI QUA ĐI Wilbert E. Scheer
Có người hỏi anh ta: “Anh thích nhất đoạn nào câu nào trong Thánh kinh?” - Anh ta sẽ chọn là: “Nó phải qua đi”. Người khác cảm thấy rất là kỳ quái, bởi vì trong Thánh Kinh hoàn toàn không có câu nào như thế. Nhưng anh ta vẫn giữ vững câu “nó phải qua đi” và nói nó rất có ý nghĩa với anh ta.
Cứ mỗi lần gặp sự khốn khó, anh ta liền nghĩ đến câu nầy, trục trặc và khó khăn đều không nán lại lâu ngày, đều phải qua đi. Câu nầy dạy bảo anh ta rất nhiều giáo huấn đặc sắc, cũng sản sinh ảnh hưởng đối với cá tính và nhân cách của anh ta. Bất cứ việc gì đều không phải là kết cục, mọi việc đều không nán lại lâu, mỗi sự việc đều sẽ trở thánh quá khứ.
** Suy tư 66:  Việc vui cách mấy cũng sẽ qua đi, chuyện buồn cách mấy cũng sẽ qua đi, nói tắt một lời: mọi việc trên trần gian nầy đều sẽ qua đi như mây khói, nó sẽ không tồn tại lâu dài, bởi vì:
“Có một thời để khóc, một thời để vui cười; một thời để than van, một thời để múa nhảy…”
“Một thời để yêu thương, một thời để thù ghét; một thời để gây chiến, một thời để làm hòa” (Gv 3, 4 và 8).
Mọi việc chỉ có một thời thôi, một thời rồi sẽ qua đi, nhưng việc làm của người công chính thì vẫn tồn tại, và dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu (Hc 44, 11).
Đừng băn khoăn vì nững tội đã qua, nhưng sau khi được tha thứ, thì hãy nhớ lấy để tăng thêm lòng kính mến Thiên Chúa. Cũng đừng vui mừng thái quá vì những thành tựu của mình, nhưng hãy ca ngợi Thiên Chúa, vì việc làm nào của con người cũng có giới hạn và qua mau.
67. CON SÂU RƯỢU Pulpit Helps
Có một gia đình có hai con trai, ông bố là một người nghiện rượu, sau khi con cái đã lớn, mỗi người phát triển cách độc lập.
Lúc bấy giờ có một nhà tâm lý học lấy đề tài gia đình không hạnh phúc ảnh hưởng trên trẻ em để nghiên cứu, ông tìm đến hai anh em nhà nầy. Một người thì đã nghiện rượu như bố của anh ta, trở thành một con sâu rượu không có chút hy vọng gì cả; người kia thì trở thành người cai rượu, một chút rượu cũng không nếm.
Nhà tâm lý học hỏi người trước: “Tại sao anh trở thành một người nát rượu?” –Và hỏi người sau: “Tại sao anh trở thành một người cai rượu?”
Hai người đều cho đáp án giống nhau: “Ông có một ông bố như ông bố của chúng tôi vậy, ông có thể trở thành cái gì chứ?”
** Suy tư 67: Tôi đã thấy một gia đình ông bố rất nghiện rượu, nhưng con cái chẳng có đứa nào biết uống rượu cả, và tôi cũng đã thấy một gia đình ông bố không biết uống rượu, nhưng con cái htì rượu chè cả ngày? Thật tương phản.
Cũng như chúng ta, mỗi người đều có “hai đứa con”: đứa thiện và đứa ác. Chúng nó đều cùng tồn tại trong cuộc sống của mình, mọi người đều thấy được nó qua hành vi của chúng ta: làm điều xấu và thực hành điều thiện.
Chúng ta sẽ trở thành cái gì khi chúng ta làm điều ác, và sẽ trở thành cái gì khi chúng ta thực hành điều thiện.
Mỗi người tự trả lời thì sẽ có m6ọt đáp án tốt, và đem thực hành ngay trong cuộc sống đời thường của mình.
68. LỜI CỦA NGƯỜI NÁT RƯỢU Religious Telescope
Nếu anh là một người đầy nam tính đã kết hôn, như vậy thì anh nên uống thả cửa thứ nước vàng .
Từ quầy rượu nhỏ ở bên ngoài nhà, bắt đầu thưởng thức rượu ngon, anh làm một người khách duy nhất của quầy rượu cũng có thể được, bởi vì như thế có thể giảm bớt phiền phức đi xin giấy phép, chỉ cần đưa nơi chổ ngồi của bà xã hai mỹ kim, là có thể mua tới hai galon rượu whisky, xin nhớ cho điều nầy, một galon được sáu mươi chín ly, cho nên mua rượu với bà xã thì ít vốn mà hiệu quả lớn.
Đợi anh uống hết galon thứ nhất, quý phu nhân sẽ ghi sổ, có thể gởi vào ngân hàng ăn lợi tức, hơn nữa còn có tiền lãi ròng để sau nầy bắt đầu làm buôn bán. Nếu anh còn thọ thêm mười năm, thì trong vòng mười năm vẫn cứ mua rượu của bà uống cho say , đợi đến một ngày nào đó anh bị thứ nước vàng nầy rót vào mà chết, mặc dù quý phu nhân trở thành quả phụ, nhưng tiền đã có đủ, vì sĩ diện mà đem anh đi chôn, rồi còn có thể nuôi nấng con gái của anh thành người, ngoài ra lại còn đủ tiền mua một căn nhà, sau đó kiếm một người để đính hôn, tái giá với một người đứng đắn, và sau đó thì quên anh sạch sành sanh!
** Suy tư 68: Đó là lời của người nghiện rượu “khuyên” những ông chồng nghiện rượu, một lời khuyên có tính kinh nghiệm và… chết chóc.
Nhưng cũng có một lời khuyên cho những người đã “lánh chốn hồng trần” để làm môn đệ Đức Kitô:
“Con hãy chừng mực trong cách ăn uống, vì khi ăn uống, sẽ nói lên tư cách của con là một mục tử tốt lành hay bê tha!”
“Con hãy nâng ly chúc mừng các khách dự tiệc, nhưng con đừng để cho người ta đánh giá con là một người nghiện rượu!”
“Giáo dân sẽ không hài lòng khi thấy vị mục tử của mình uống qua ly rượu thứ ba, khi con uống qua ly rượu thứ tư, thì họ sẽ coi con là người như họ, không đáng kính trọng!”
“Giáo dân sẽ rất vui mừng và hãnh diện cùng đồng bàn với con, nhưng họ sẽ rất buồn và lấy làm nhục khi thấy con uống hết ly rượu nầy qua ly rượu khác!”
“Con cũng nên nhớ điều nầy: trước khi dâng thánh lễ, con đừng bao giờ uống một giọt rượu nào cả, nếu con không muốn giáo dân sẽ nói con là: ông cha rượu!” (Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.).
69. CẦN PHẢI VÙNG VẪY Christopher Notes
Có một người nhặt được cái kén của con ngài, anh ta đem nó về nhà, muốn quan sát coi con ngài làm thế nào mà ra khỏi cái kén được.
Có một ngày, có một chổ nứt xuất hiện, con ngài vùng vẫy bên trong rất nhiều giờ, nhưng vẫn không thể dùng thân của nó để chui ra khỏi lỗ thủng được.
Người ấy bèn làm một quyết định sai lầm, anh ta cầm cái kéo, cắt cái kén, con ngài chui ra rất dễ dàng, nhưng vóc dáng của nó thì béo phệ ục ịch, còn hai cánh thì vừa nhỏ lại vừa xoắn.
Anh ta hy vọng qua một hai giờ sau, cánh của con ngài có thể phát triển dài ra tự nhiên, hiện ra vẻ đẹp cần có, nhưng trước sau con ngài vẫn chưa thể duỗi hai cánh ra được, cuối cùng cuộc sống của nó chỉ có thể kéo lê cái vóc dáng ục ịch, đôi cánh thì cuốn rút lại, chuyền đất mà đi.
Con ngài cần phải vùng vẫy mới có thể làm sứt mẻ cái lỗ nhỏ nhỏ ấy, đó là xuất phát từ thiết kế của Thiên Chúa, bởi vì như thế mới có thể ép buộc thể lỏng ở trong thân thể chuyển ra đôi cánh, một nhát kéo từ bi, trên thực tế là một việc tàn nhẫn.
Có những lúc vùng vẫy cũng rất là cần thiết cho chúng ta.
** Suy tư 69: Hồi còn nhỏ, tôi cũng đã có một lần làm cái công việc “từ bi” tai hại như thế: một bầy gà con mới nở, những con ra trước chạy nhảy rất dễ thương, tôi thấy còn có mấy con mới chui ra được một nửa cái vỏ trứng, bèn cầm nó lên, gở vỏ trứng cho nó ra ngoài, khoảng hai giờ sau nó chết mất tiêu, lại bị mắng là “đồ ngu”, lớn lên mới biết là ngu thật.
Con gà con hay con kén, cần phải vùng vẫy mới thoát ra được cái vỏ, cái kén của nó, đó là tạo hoá đã đặt như thế, con người chúng ta không cần phải tỏ lòng “từ bi” với chúng nó.
Một người vũng vẫy sắp chết chìm trong nước, chúng ta kéo họ lên khỏi nước, làm cho họ được tỉnh lại, đó là một việc làm đạo lý; cuộc sốntg của người anh em đang vùng vẫy trong tội lỗi, càng vùng vẫy càng bị những tội lỗi ràng buộc, chúng ta có bổn phận kéo họ ra khỏi vũng bùn tội lỗi ấy, đó là đạo lý của tình yêu, nhưng hãy coi chừng, cứu người vùng vẫy trong nước mà chúng ta không có bản lĩnh, nghĩa là nếu ta không biết bơi lội, thì chính họ sẽ làm ta chìm theo họ.
Cũng vậy, cứu người anh em đang vùng vẫy trong tội lỗi, nếu chúng ta không có một đời sống nội tâm: cầu nguyện, ăn chay và đầy lòng bác ái, thì thay vì cứu họ, họ lại ràng buộc chúng ta với họ trong tội lỗi, đến lúc nầy thì chỉ có mà… chết sớm.
70. GIÁ TRỊ CỦA ĐAU KHỔ Vô danh
Một viên ngọc trai là do một hạt cát len vào trong vỏ trai mà hình thành.
Hạt cát làm cho kích thích và đau nhức, bên trong vỏ trai tiết ra dung dịch, để làm cứng và bao quanh hạt cát ấy, kết quả là tạo ra thành một hạt ngọc đẹp đẽ quý giá.
Lúc chúng ta gặp đau khổ chảy nước mắt và chịu đựng những công kích, thì cũng có thể sản sinh ra hạt trân châu… “Nước trời giống như viên ngọc quý…”
** Suy tư 70: Kinh nghiệm cho thấy, những người đã đi qua những đau khổ, thử thách thì họ điềm đạm hơn và hiền lành hơn. Các thánh cũng thế mà thôi, các ngài nên thánh cũng là nhờ đón nhận những đau khổ như thập giá Chúa gởi cho ngài, vậy thì có thể nói thêm: đau khổ làm cho con người trở nên thánh.
Không có đau khổ, thì những người lành chỉ như những cây hoa kiểng mà thôi, chỉ để cho người ta ngắm chứ không… ăn được (có trái đâu mà ăn!). Vì vậy, Thiên Chúa gởi đau khổ đến cho họ, để từ trong đau khổ nầy, họ học được những bài học lành thánh như: khiêm tốn, nhẫn nại, hy sinh, yêu thương v.v… rất nhiều thứ, và họ trở thành những nhà đạo đức mô phạm cho chúng ta, hay nói cách khác, họ sản sinh những hoa quả ngon ngọt cho chúng ta ăn.
Không một vị thánh nào mà không nếm mùi đau khổ, chị thánh Têrêxa Nhỏ đã đau khổ vì bị chị em trong dòng chế nhạo, nói hành nói tỏi; Thánh Anfongsô Maria de Liguori vào cuối đời đã bị chính con cái của mình đuổi ra khỏi dòng mà mình đã sáng lập. Đau khổ là công cụ mà Thiên Chúa dùng để gọt giũa tâm hồn chúng ta cho đẹp hơn, óng ánh hơn, để chúng ta xứng đáng với vị trí con của Ngài hơn.
Đương nhiên không có đau khổ nào vượt quá sức chịu đựhg của con người, Chúa đã hứa như thế: “Ơn Ta đủ cho ngươi”.
TẬP TÁM: CẦU NGUYỆN
71. CẦU NGUYỆN CỦA TU VIỆN William Bausch
Thời trung cổ, rất nhiều vị giáo sĩ giống như những tín hữu thường: không biết chữ, nhưng mỗi buổi sáng sớm, họ cũng tiến vào nhà thờ, trước mặt có một quyển Thánh kinh. Trong bầu khí im lặng, họ lắng nghe một tu sĩ đọc lớn tiếng một đoạn kinh thánh. Sau khi vị tu sĩ đọc xong một đoạn kinh thánh ngắn, thì cúi lạy và lui về chổ của mình, giữ gìn thinh lặng, sau đó vị tu sĩ ấy đứng lên, đọc lại đoạn văn như thế, thầy đọc lại từ đầu, và cứ tiếp tục đọc cho đến khi không còn một người nào trong nhà thờ.
Dụng ý nầy là làm cho mỗi vị giáo sĩ lúc bắt đầu một ngày, từ nơi đoạn kinh nầy mà đạt được một chút gì đó, trong khi Thiên Chúa hòa tan vào trong cuộc sống của họ, họ liền chuẩn bị tốt cuộc sống của một ngày.
Lời Chúa là sức mạnh…
** Suy tư 71: Công việc chính của các linh mục, tu sĩ nam nữ là cầu nguyện, nếu chúng ta không cầu nguyện thì không ai nói chúng ta là tu sĩ cả, do đó, việc cầu nguyện của các linh mục tu sĩ cần phải được đặt lên hàng đầu trong cuộc sống của mình.
Các bạn thử nhìn xem, một linh mục sau khi dâng thánh lễ xong, xuống vị trí của mình quỳ cảm tạ Thiên Chúa vài phút đồng hồ, thì ảnh hưởng của ngài trên giáo dân to lớn biết chừng nào; bạn cũng thử nhìn xem, khi mọi người chưa ai đến nhà thờ, thì đã có các nữ tu đang âm thầm cầu nguyện, chiêm ngắm Thánh Thể, quả là những hình ảnh gây xúc động và đáng cảm phục phải không các bạn?
Luôn cầu nguyện cũng có nghĩa là luôn kết hợp với Thiên Chúa trong tứng giây phút của cuộc sống.
Người luôn cầu nguyện là người luôn vui vẻ, hoà nhã và dể cảm thông vơí mọi ngươi, bởi vì chính Chúa Kitô đang sống trong họ (Gi 2, 20).
72. THIÊN CHÚA VÀ TÔI De Mello
Một vị Do thái theo chủ nghĩa thần bí có một phương pháp cầu nguyện rất đặc biệt độc đáo.
“Đừng quên à nghe, Thiên Chúa”, ông ta cầu nguyện với Thiên Chúa như thế: “Ngài cần con, như con cần Ngài, nếu Ngài không tồn tại thì con cầu nguyện với ai? Nếu con không tồn tại, thì ai thốt lên lời cầu nguyện đây?”
Giữa người với người cũng như thế, mọi người đều cần thiết cho nhau.
** Suy tư 72: Chúng ta quan sát hai anh em cùng xin bố mẹ tiền để đi coi phim:
Đứa anh nói với bố mẹ là hôm nay ngày Quốc tế Thiếu nhi các bạn đều rủ nhau đi coi phim, phim hoạt hình “Vua sư tử” hay lắm, có cô giáo cùng với tụi con nữa đó, bố mẹ cho con đi nha!
Đứa em nói với bố mẹ như thế nầy, bố mẹ cho con đi coi phim với cô giáo nhé! Chấm hết –không dài dòng văn tự tả cảnh tả chân gì cả.
Người Do thái thần bí chủ nghĩa trên đây cầu nguyện với Thiên Chúa như một em bé nói với bố mẹ, như một người bạn rất thân thiết nói với người bạn, không khách sáo, rất chân tình, rất yêu thương và tin tưởng.
Có những lúc chúng ta cầu xin với Thiên Chúa mà “rào trước đón sau”, sợ Ngài hỏi lại rồi “bí” trả lời không được, sợ Thiên Chúa không hiểu điều mình xin cho nên kể lễ dài dòng, mà chúng ta quên mất lời dạy của Chúa: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời…” (Mt 6,7).
Lời cầu nguyện của chúng ta cần phải đơn sơ như em bé, tin tưởng như Đức Maria, và yêu mến như các thánh.
73. LỜI CẦU NGUYỆN THAY ĐỔI De Melo
Một người Ấn độ theo chủ nghĩa thần bí vĩ đại, nói về mình như thế nầy: “Lúc tôi còn trẻ, là một người cải cách, lời cầu nguyện của tôi với Thiên Chúa là: “Lạy Chúa, xin ban cho con có năng lực để con thay đổi thế giới!””.
“Đến khi tôi gần tuổi trung niên, biết mình nửa cuộc đời trước, ngay cả linh hồn cũng chưa thay đổi, thế là lời cầu nguyện được đổi lại như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng, để con thay đổi những người mà con gặp gỡ tiếp xúc, chính là bạn bè và gia đình con, như vậy là con cũng đã thỏa mãn lắm rồi.””
“Bây giờ tôi đã là một lão già, những ngày tới có thể đếm được trên đầu ngón tay, tôi mới bắt đầy hiểu rõ, trước đây tôi thật quá ngu ngốc! Bây giờ lời cầu nguyện của tôi chỉ có một câu: “Lạy Chúa, xin ban cho con thánh sủng để con thay đổi chính bản thân con!” Nếu từ khi bắt đầu mà tôi biết cầu nguyện như thế, thì cuộc sống của tôi sẽ không hoàn toàn lãng phí mất công”.
** Suy tư 73: Thường thường người ta bắt đầu từ trong làm ra, từ gần đến xa, chẳng hạn như phải yêu thương cha mẹ, anh chị em, bà con… rồi mới đến những người bà con xa, hàng xóm, bởi vì nếu chúng ta không yêu cha mẹ, anh chị em, thì làm sao “bắt” người khác phải yêu mình chứ?
Việc cầu xin cũng vậy, chúng ta thường cầu xin cho ông kia bỏ rượu chè, cho ông nọ biết ăn ở lương thiện, hoặc là cho bà ấy đừng chưởi chồng con… vân vân và vân vân… mà chúng ta quên mất cầu xin cho mình biết bỏ những tật xấu, những khuyết điểm.
Nhà bác học Archimede cần một điểm tựa, thì sẽ bẫy được vũ trụ, phương pháp đòn bẫy thì cần phải có một điểm tựa, nhưng vũ trụ làm gì có điểm tựa, thực ra, không cần đòn bẩy, vũ trụ cũng đã… lơ lững trên vũ trụ, thay đổi bộ mặt vũ trụ, đó là cầu nguyện. Lịch sử đã chứng minh: văn minh Aâu châu là văn minh Kitô giáo bởi thánh Biển Đức và các con cái của ngài; một thánh Phanxicô khó nghèo; một thánh Têrêxa Nhỏ; một Têrêxa thành Calcuta; một Đức Gioan 23… các ngài đã làm cho bộ mặt thế giới thay đổi, các ngài không làm những điều vĩ đại, các ngài chỉ thánh hoá bản thân mình bằng lời cầu nguyện và hy sinh.
74. CẦU MONG NĂM MỚI Vô danh
Năm 1939, tại vương quốc Anh trong ngày lễ Giáng sinh đã phát thanh câu nói như sau: “Tôi là người đang đứng trước thềm năm mới nói: “Hãy cho tôi ánh sáng, để tôi có thể an toàn đi về hướng tương lai mà tôi không thể biết trước.” Nhưng Ngài đã trả lời: “Ngươi phải ở trong bóng đêm mà đi, nhưng đặt tay của ngươi ở trong tay Ta. Như thế so với việc cho ngươi ánh sáng để ngươi đi về hướng không thể biết trước, thì àng an toàn hơn.”
** Suy tư 74: Đi trong bóng tối thì cần phải có ánh sáng, nhưng khi có ánh sáng rồi, e rằng chúng ta sẽ thấy nhiều điều mới lạ rồi ham chơi, hiếu kỳ rồi không muốn đi tới trước nữa.
Chúng ta đang đi trong tối tăm của trần gian, chúng ta xin Thiên Chúa tỏ cho chúng ta một ánh sáng để chúng ta về tới đích, hay ít nữa là xin Thiên Chúa ban cho một dấu chỉ, để chúng ta biết việc phải làm cho đẹp lòng Ngài, nhưng ánh sáng cũng không mà dấu chỉ thì quá mơ hồ, không nhất định…
Thật ra, chính Lời Chúa là ánh sáng dẫn đường cho chúng ta mỗi ngày mà chúng ta không biết đó thôi, hoặc biết mà không muốn nghe không muốn thực hành, dấu chỉ thì vô số việc mà chúng ta đã gặp trong ngày.
Dù có ánh sáng hay không, dù có dấu chỉ hay không, Thiên Chúa vẫn luôn luôn hiện diện và Ngài muốn mỗi người chúng ta đưa tay cho Ngài nắm, để Ngài dẫn dắt chúng ta cho khỏi vấp vào đá, ngã vào bùn lầy tội lỗi.
Có ánh sáng mà không đi torng ánh sáng thì thà rằng làm người mù để khỏi mắc tội với Đấng đã ban ánh sáng cho ta.
“Lời Chúa là đèn dọi bước chân con…”
75. CẦU PHÚC Tonne
Ở Canada có một gia đình hậu duệ người Pháp, có một tập quán là khi năm mới đến thì ông bố cầu nguyện chúc phúc cho gia đình.
Đêm giao thừa mọi người trong gia đình họp nhau lại để cầu nguyện, trong khoảnh khắc đồng hồ gõ mười hai tiếng, ông bố đứng lên, đặt hai tay trên đầu người vợ quỳ bên cạnh, sau đó cầu nguyện: “Do ân đức và quyền năng của Thiên Chúa, tôi chúc lành cho em một năm mới”. Sau đó ông ta làm dấu thánh giá trên trán của mỗi người.
** Suy tư 75: Tập tục nầy đã có từ xưa thời các tổ phụ, ông Nô-ê chúc lành cho hai con trai đầu và út, còn đứa thứ hai thì bị chúc dữ vì bất hiếu và không kính trọng cha già (Stk 19, 18-27); ông I-xa-ác chúc lành cho Gia-cóp (mà ông tưởng là Ê-xau) (Stk 27,27-29)…
Chính Thiên Chúa đã uỷ thác cho cha mẹ thay mặt Ngài mà sinh thành dưỡng dục, dạy dỗ con cái, cho nên, Thiên Chúa luôn ban ơn cho những người cha, người mẹ sự khôn ngoan cần thiết để cạy dỗ con cái của mình. Công lao sinh thành dưỡng nuôi của cha mẹ đối với con cái, tự nó, đòi hỏi con cái phải có lòng hiếu thảo, biết ơn với cha mẹ của mình. Bởi vì, chính Thiên Chúa chứ không ai khác, sẽ nỗi cơn thịnh nộ với những người con bất hiếu: “Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa” (Hc, 3,16).
Có một tập tục rất đẹp và được nhân rộng ra trong những thời gian sau nầy, đó là “hái lộc đầu năm” trong mỗi nhà thờ của họ đạo, hái lộc tức là đi hái quả Phúc cho năm mới, mà lộc của người Công giáo trong năm mới không gì quý hơn là Lời Chúa. Sau thánh lễ giao thừa, mọi người đều lên trên cung thánh (hoặc một nơi nào đó trong nhà thờ) đến cành mai to lớn, trên cành mai đã treo sẵn những câu Lời Chúa, mọi người từ lớn đến nhỏ, đều “hái” cho mình một quả phúc, và đem về trang trọng dán trên bức tường trong nhà suốt năm, để nhớ và sống câu Lời Chúa ấy.
Thật đẹp và hợp với phong tục tập quá của người Việt chúng ta.
76. HƯƠNG THƠM CỦA LỜI CẦU NGUYỆN
Christopher Notes
Giáo hội tin lành Lutherô ở Atlaska nước Mỹ, mỗi năm, để tống tiễn năm cũ và nghinh đón năm mới, họ sẽ cử hành một nghi thức tôn sùng đặc biệt, họ gọi đây là “lễ toàn thiêu”.
Mỗi tín hữu tham gia lễ nghi tôn sùng đều mang theo một tờ giấy đến trước đàn tế, trên giấy viết những thất bại và những sai lầm trong năm cũ, vàa những cách làm cho năm mới. Rồi ném các tờ giấy đó vào trong lò lửa đốt mất tiêu.
Một năm nọ, có hai người trước đây đã kết bạn bè với nhau, sau nầy bởi vì duyên cớ làm ăn buôn bán, hai người tranh chấp với nhau. Trong nghi thức năm ấy, hai người nọ, mỗi người cùng đứng một bên tế đàn, sau khi ném tờ giấy vào trong lò lửa đang cháy, họ cùng đứng lên, mặt đối mặt bắt tay nhau thật chặt.
* Suy tư 76: Mỗi một tôn giáo đều tin rằng, lời cầu nguyện của họ sẽ như làn khói bay lên trước tôn nhan thượng đế, và lời cầu của họ được chấp nhận. Trong các thánh lễ long trọng đều có xông hương trên bàn thờ, trên sách thánh, trên lễ vật và trên các tín hữu tham dự thánh lễ.
Hương trầm cần phải đốt mới toả khói thơm, đốt cũng có nghĩa là xoá bỏ những hận thù, những ghen ghét, những bất đồng gây ra tranh chấp v.v… khi chúng ta đốt đi những hận thù ngăn cách giữa mình với người anh em, thì cũng có nghĩa là khói thơm bay lên trước nhan thánh Thiên Chúa, và Thiên Chúa sẽ nhận lễ vật toàn thiêu của chúng ta.
Cũng vậy, lời cầu nguyện của hcúng ta có bay lên tới nhan Thiên chúa hay không, thì cần phải có “đốt”, đốt đây có nghĩa là hy sinh, cầu nguyện mà không hy sinh thì giống như xông hương màa không đốt cháy, hay nói cách cụ thể hơn, nấu cơm mà không đốt củi, thì làm sao mà được Thiên Chúa nhận lời chứ? Hy sinh, tức là đốt chính mình đi, như nén nhang tự nó cháy mới toả hương thơm, như đèn cầy tự nó tan dần đi để toả sáng cho mọi người. Cầu nguyện cần phải có hy sinh kèm theo, đó là điều kiện để được Thiên Chúa nhận lời.
Cầu nguyện thật lâu giờ mà không hy sinh chính mình thì vô ích.
77. CON ĐƯỜNG CẦU NGUYỆN Charles L. Allen
Ông A-se-lan-ke là lãnh tụ của giới thương nghiệp, ông ta có một thang máy thẳng đến văn phòng, nhưng ông hoàn toàn không dùng thang máy, mà là đi theo cầu thang để lên lầu, người quản lý thang máy của ông gọi là “bước đường tiến thân”.
Buổi sáng ông cầu nguyện trên cầu thang, cầu xin Thiên Chúa dẫn dắt mỗi bước đi trong ngày của ông cho thật tốt đẹp, lúc ông thận trọng bước trên những bậc cấp, ông đều cầu nguyện. Như vậy, từng bước từng bước, ông đi lên tầng cao nhất trên kia.
** Suy tư 77: Không ai chỉ một bước mà đi lên tới… lầu hai, nhưng phải bước từng cấp một, cứ thế đi lên tới lầu cao nhất. Cầu nguyện không phải nói cho thật nhiều thật lêu với Chúa, mà được nhận lời! Chúa Giêsu đã nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu!” (Mt 7,21). Có người nói: tôi cầu nguyện rất nhiều với Thiên Chúa mà chẳng được Thiên Chúa nhận lời chi cả; cũng có người nói: tôi chẳng thích cầu nguyện lâu giờ, bởi như thế chẳng được ích gì cả.
Cầu nguyện lâu, cầu nguyện mau chẳng có gì là quan trọng, bởi vì trước mặt Thiên Chúa không có lâu và mau, mà chỉ có đức tin của mỗi người mà thôi. Nếu chúng ta cầu nguyện mà không mấy tin tưởng vào lời cầu nguyện thì chẳng khác gì chúng ta nói với Chúa: “có cho thì cho, không cho thì thôi”. Cầu nguyện là kết hợp liên lĩ với Thiên Chúa trong từng giây từng phút, và càng tin tưởng mãnh liệt hơn khi gặp những vui buồn, khốn khó trong cuộuc sống của mình.
Đừng bắt Thiên Chúa lập tức đáp ứng nhu cầu của mình khi cầu nguyện, nhưng hãy lập tức vâng theo ý  Thiên Chúa sau khi cầu nguyện.
78. GỌI ĐIỆN THOẠI Howard Whitman
Lúc chúng ta cầm điện thoại tâm linh (cầu nguyện), không phải mỗi lần đều có thể đạt được như ý muốn của mình. Lúc chúng ta cầm điện thoại của văn phòng, cũng không phải mỗi lần đều có thể được như ý muốn của mình.
Nhưng nếu chúng ta gọi điện thoại cho người nào đó, mà họ nói họ không ký vào hiệp ước, chúng ta sẽ không cầm điện thoại của văn phòng mà quăng ra ngoài cửa sổ, cho nên chúng ta cũng không cần vì không đạt tới như ý muốn của mình, tức là đem điện thoại linh tính bỏ qua một bên.
** Suy tư 78: Hiện nay các công ty điện thoại phủ sóng khắp toàn cầu, và chỉ cần ấn mã số là có thể gọi đi khắp nơi trên thế giới, nhưng cũng có lúc vì sự cố vệ tinh viễn thông gặp trục trặc kỹ thuật thì có mà… kêu trời.
Kêu trời cũng có nghĩa là cầu nguyện, cầu nguyện âm thầm, cầu nguyện to tiếng, nhưng kêu trời cũng cần phải có phương tiện mới có thể gọi lên tới trời được chứ! Phương tiện thì không thiếu, nói được là phổ cập, ai cũng có thể sử dụng được, nó không như các phương tiện điện thoại hiện đại thời thế kỷ 21 nầy, phải có tiền mới xài được điện thoại. Phương tiện đó là: Thánh lễ Mi-sa, các Bí tích, chuỗi Mân côi v.v… các phương tiện nầy giúp chúng ta “kêu trời” được ngay tức khắc, không sợ sự cố vệ tinh viễn thông, cũng chẳng sợ trả… cước phí.
Tuy nhiên, có mấy điều cần lưu ý khi dùng các phương tiện rất “hiện đại” nầy:
1.   Người sử dụng phải có đức tin.
2.   Người sử dụng phải có: toàn hy sinh, thật yêu người và luôn vui vẻ.
Đó là cách sử dụng loại phương tiện điện thoại “siêu hiện đại”.
79. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI LẠC QUAN
Bruno Hagspiel
“Lạy Chúa, xin làm cho con có thể mĩm cười, khi nhìn thấy những chuyện nhỏ tình cờ khiến cho người ta buồn phiền.
Lạy Chúa, xin làm cho con cảm nhận được sức mạnh của hài hước, để sau một trận khóc nức nở, lại có thể lộ ra bộ mặt tươi cười thêm lần nữa.
Lạy chúa, xin cho phép trong mỗi giọt nước mắt đều có nụ cười tươi tắn.
Lạy Chúa, xin cho mỗi lần trong cơn thử thách, đều có chứa chất thành phần thú vị.
Như thế lúc con đón nhận sự phán xét, có lẽ Ngài sẽ nói: “Con chính là người luôn luôn cố gắng mĩm cười đó phải không?” Và lúc đó con sẽ gật đầu nói: “Vâng ạ, con mượn nụ cười để xoá bỏ buồn phiền”, và có lẽ Ngài cũng mĩm cười nói với con: “Như thế là đúng rồi! Đây là cổng thiên đàng, mời con vào!”
** Suy tư 79: Cũng có một lời cầu nguyện khác như sau:
“Lạy Chúa, xin cho con được bền đổ trong ơn gọi làm linh mục, dù cho gian khổ vật chất lẫn tinh thần.
Xin cho con biết luôn trung thành với ơn gọi, dù khi con có nhiều tiền, nhiều quyền cũng như khi con nghèo khổ nhất và bị nhục nhã nhiều nhất.
Xin cho con mỗi giây phút luôn lặp lại lời nầy: xin cho con được bền đỗ trong ơn gọi của mình, dù con tội lỗi và bất xứng.
Lạy Chúa, xin cho con trở thành một linh mục của mọi người, chứ không phải của một nhóm nhỏ quyền quý giàu sang nào cả, để ai cũng có thể đến với con mà không ngại ngùng vì thân phận nghèo khổ của họ.
Xin cho con luôn vui vẻ để con biết mĩm cười với người mà con biết rằng họ là người không thích gì con.
Và xin con biết yêu mến Đức Trinh Nữ Maria, như Chúa đã yêu mến Mẹ vậy”. (Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.)
80. CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯỢC PHÚC
Bruno Hagspiel
Tôi cầu xin cho được mạnh khỏe, để tự mình có thể làm được nhiều việc. Nhưng Thiên Chúa làm cho tôi yếu đuối, và làm cho tôi biết phục vụ.
Tôi cầu xin có tiền tài, để tự mình có thể được vui vẻ trong lòng. Nhưng Thiên Chúa làm cho tôi nghèo khó, để tôi có thể tăng gia sự khôn ngoan.
Tôi cầu xin sức mạnh, để tự mình có thể làm vài việc to lớn. Nhưng Thiên Chúa làm cho tôi bệnh hoạn, để tôi làm một vài việc tốt.
Tôi cầu xin được quyền lực, để tự mình có thể được sự tôn trọng của mọi người. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho tôi bất tài, để tôi cần đến Thiên Chúa.
Tôi cầu xin tất cả, để tự mình có thể hưởng thụ cuộc sống. Nhưng Thiên Chúa cho tôi cuộc sống, để tôi hưởng thụ tất cả.
Tôi yêu cầu rất nhiều nhưng không được gì cả, nhưng lời cầu nguyện của tôi đã được nhận lời so với mong ước của tôi thì rất nhiều, tôi là một người được nhiều phúc nhất.
** Suy tư 80: Chắc chắn là chẳng có một ai khi cầu nguyện mà xin cho mình gặp nhiều chuyện chẳng lành, nhưng ai cũng cầu xin cho mình được mọi sự tốt lành. Thế mà, chuyện lành đâu chẳng thấy, màa chỉ thấy toàn là chuyện “xui xẻo”, và đối với những người có đức tin, luôn sống kết hợp với Chúa, thì “xui xẻo” lại là cơ hội để họ “lập công đức” trước mặt Thiên Chúa và anh em.
Như vậy cầu nguyện chính là để mình tìm được ý Thiên Chúa trong cuộc sống, cầu nguyện không có nghĩa là chỉ xin ơn cho mình hay cho bà con, bạn hữu, thân nhân của mình, nhưng còn là lời chúc tụng đẹp lòng Thiên Chúa, không có lời cầu nguyện nào đẹp lòng Thiên Chúa cho bằng chúng ta cầu xin cho được vâng theo ý Chúa. Đức Giêsu Kitô đã xin “đừng theo ý con, nhưng xin vâng theo ý Cha” (Mt 26, 39), hoặc như Đức Maria đã thưa với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38).
Đó là hai kiểu mẫu cầu nguyện cho chúng ta, xin vâng tức là từ bỏ ý riêng của mình để đón nhận những gì mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, mặc dù điều Thiên Chúa ban cho, không phù hợp như lời cầu xin của chúng ta, nhưng trong ý định của Thiên Chúa, đó là điều cần thiết cho phần rỗi của chúng ta.
Không phàn nàn, không oán trách đó là tâm tình của người con hiếu thảo và là dấu chỉ của một tâm hồn thánh thiện.
TẬP CHÍN : TÍN NGƯỠNG
81. CHÚA KI-TÔ THỨ HAI Christopher Notes
Giữa hai nước Á-căn-đình và Chi-lê từ trước đến nay chưa có xảy ra chiến tranh. Nhưng vào năm 1899, nơi biên giới đã có xung đột, tình thế khá căng thẳng, tình hình rất có nguy cơ bùng nổ, qua năm sau, chính là năm 1900 vào mùa Phục sinh, quân đội hai bên giằng co không thôi, chiến tranh hình như không thể tránh khỏi.
Trong tuần thánh, Đức giám mục thủ đô Bu-I-nuo-si-ai-li của Á-căn-đình đã giảng một bài cảm động thăm sâu kêu gọi hoà bình, bản thảo của bài giảng nầy về sau đã chuyền qua Chi-lê, một vị giám mục Chi-lê đã nhận được tin tức nầy, sau đó tin tức nầy đã truyền đi khắp các nơi, chính phủ hai bên đối mặt dưới áp lực đòi hỏi hòa bình của dân chúng, nên vấn đề tranh chấp biên giới, giao cho quốc vương nước Anh Ai-de-hua VII làm trọng tài.
Kết quả là hai nước đã ký kết hiệp ước hoà bình giải quyết thảm hoạ chiến tranh, vĩ tuyến phía tây không có chiến sự, nên súng pháo đạn dược cũng đều không có đất dùng cho việc quân sự, họ bèn đem vũ khí đạn dược vận chuyển về xưởng công binh ở Bu-nuo-si-ai-li, đem nó đúc thành một bức tượng Chúa Giêsu rất lớn, được đặt tên là “Chúa Kitô thứ hai”, cánh tay phải của bức tượng Chúa Giêsu duỗi ra trong trạng thái chúc phúc, tay trái cầm một cây thánh giá.
Người dân của hai nước quyết định đem tượng thánh nầy đặt ở biên giới trên một ngọn núi cao 10.300 mét Anh, thế là, trước tiên do xe lửa vận chuyển, sau đó là do xe lừa kéo đại bác tiếp tục chuyên chở, lộ trình cuối cùng là trèo lên dốc núi thẳng đứng, do các binh sĩ dùng dây thừng để kéo lên. Ngày 13 tháng 3 năm 1904, tượng Chúa Kitô chính thức đứng trên vị trí đó cho đến ngày hôm nay.
Mặt chính dưới bệ đài bức tượng có viết một bảng kỷ niệm như sau: “Người dân hai nước Chi-lê và Á-căn-đình nếu quên mất lời thề ước thần thánh đã lập trước bệ đài Chúa Kitô, thì núi sẽ đổ xuống, hoá thành cát bụi”. Phía mặt khác thì trích một đoạn trong thư của thánh Phaolô tông đồ gởi Giáo đoàn Eâphêsô chương 2 câu 14: “Chúa Kitô là bình an của chúng ta, Người đã liên kết đôi bên thành một…”
Về bức tượng “Chúa Kitô thứ hai” nầy, có một chuyện thú vị nho nhỏ, người Chi-lê phát hiện đối diện bức tượng thánh là Á-căn-đình mà sau lưng chính là mình, không muốn để cho người dân bày tỏ sự bất bình, một vài người điều đình hòa bình mới nói: “Không sao cả, trong cái đầu của người ấy mới cần theo dõi”.
** Suy tư 81: Người ta hy vọng thế kỷ 21 nầy là thế kỷ của hòa bình, nhưng người ta vẫn chế tạo và buôn bán vũ khí giết hại hàng loạt người trong nháy mắt; người ta hô hào chống chiến tranh, nhưng chiến tranh vẫn đang đứng “lò mò” trước cửa nhà nhân loại.
Sẽ không có hòa bình thật, nếu không có tâm hồn bình an của Chúa Kitô; sẽ không có hòa bình, nếu mọi người không ai nhận ra được người bên cạnh mình là người thân cận của tôi; và cũng sẽ không có hòa bình, nếu mỗi người trong chúng ta không nỗ lực kiến tạo hoà bình ngay trong chính tâm hồn của mình.
Chúa Giêsu đã sống lại, sự sống lại của Ngài là một bằng chứng để nhân loại thấy, Ngài đã chiến thắng tử thần, chiến thắng sự ác và dĩ nhiên là Ngài lên án chiến tranh, do đó, lần hiện ra cho các tông đồ vào ngày thứ nhất trong tuần (Ga 20, 19-21) sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã chúc lành cho các đệ tử của mình: “Bình an cho các con” (Ga 20, 21). Sự bình an của Chúa Giêsu ban cho các Tông đồ, là bình an trong tâm hồn, bình an vĩnh cữu, đó cũng là bình an mà nhân loại cần phải có để xây dựng một thế giới hòa bình trong tình yêu của Thiên Chúa.
Thế gian có thể cho chúng ta rất nhiều thứ, ngoại trừ bình an thật trong tâm hồn, muốn có bình an trong tâm hồn không những phải cầu xin Thiên Chúa, mà còn phải thực hành bình an ấy trong cuộc sống: Yêu thương.
82. HỘI CHỢ TÔN GIÁO De Mello
Bạn tôi và tôi đi tham quan hội chợ, đó là một hội chợ về tôn giáo, không phải như các hội chợ triển lãm của các thương nghiệp, mặc dù đồ bày bán là tôn giáo, nhưng tranh chấp lại khá kịch liệt, thanh âm truyền giáo vang trời dậy đất.
Ở bên quầy hàng của người Do thái, có người đưa cho chúng tôi tờ truyền đơn, ở trong viết Thượng đế là Đấng rất nhân từ, chỉ có người Do thái là dân tuyển chọn duy nhất của Ngài, trên thế giới không có một dân tộc nào được tuyển chọn giống như dân tộc Do thái.
Ở quầy hàng của tín đồ đạo Hồi , chúng tôi học được Đức Ala là Đấng rất từ bi, chỉ có Môhamét là tiên tri của Ngài, ơn cứu độ chỉ đến từ việc nghe lời vị tiên tri duy nhất nầy của Đức Ala.
Ở quầy hàng của Kitô hữu, chúng tôi phát hiện Thiên Chúa là tình yêu, ở ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ nào khác, hoặc là gia nhập vào Giáo hội, hoặc là gặp phải trầm luân vĩnh hằng.
Ra khỏi chổ tham quan, tôi hỏi bạn của tôi: “Cảm giác của Ngài như thế nào, Thiên Chúa ? Ngài có nhìn thấy không, mấy thế kỷ nay, con người đã làm cho danh Ngài xấu xa rành rành ra đó”.
Thiên Chúa nói: “Hội chợ nầy có thể không phải do Ta tổ chức lên, Ta đến tham quan lần nầy, đều cảm thấy khó mà vi tình”.
** Suy tư 82: Xây nhà thờ thật to lớn, lộng lẫy và hùng tráng, cũng là một cách “quảng cáo” đạo Thiên Chúa của các họ đạo có tiền; đi lễ ngày chủ nhật thật đông đảo, áo quần đủ màu đủ sắc cũng là một cách quảng cáo niềm tin của mình nơi các tín hữu; mặc áo dòng đi ra ngoài xã hội để học hành, làm việc cũng là một cách “tuyên truyền” hội dòng của mình và đạo của mình với người khác… tóm lại là có rất nhiều cách để người tín hữu “quảng cáo” niềm tin của mình, nhưng lối quảng cáo nầy chỉ làm cho người ta nhìn mà thôi, chứ chưa “đập vào mắt” của họ được, do đó còn có rất nhiều người vẫn dửng dưng với Thiên Chúa của chúng ta.
Có một lối quảng cáo hiệu nghiệm và dễ “đập vào mắt, khắc vào tim” của người ta, đó là “làm”, làm cái gì? Thưa, làm theo những điều mình tin vào Thiên Chúa của mình, làm tức là thực hành, tôi thực hành đức bác ái vì Thiên Chúa của tôi dạy như thế: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7). Tôi thực hành điều công chính, vì Thiên Chúa của tôi đã hứa: “Phúc thay ai khác khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa đáng” (Mt 5,6)… Tôi mặc áo dòng ra giữa xã hội công tác, học hành, nhưng nếu tôi không thực hành lý tưởng của một nữ tỳ Thiên Chúa, thì ai sẽ tin vào một Thiên Chúa xa lắc xa lơ?
Sống lời Chúa, thực hành Lời Chúa là cách quảng cáo “xịn” nhất về đạo của mình cho người thời nay, thế kỷ 21 nầy.
83. TÔN GIÁO THI ĐUA De Mello
Chúa Giêsu nói Ngài vẫn chưa có kiến thức về thi đấu bóng tròn, cho nên tôi và bạn tôi dẫn Ngài đi coi một trận thi đấu bóng tròn. Trong sân thi đấu là đội Người mục tử của Tin lành và đội Thập tự quân của Công giáo quyết đấu, tình hình chiến đấu khá kịch liệt.
Đội Thập tự thắng một điểm đầu tiên, Chúa Giêsu rất là vui vẻ, tung mũ lên trời, tiếp theo đội Người mục tử cũng ghi một bàn thắng, Chúa Giêsu cũng sung sướng cầm mũ tung lên trời.
Người ngồi phía sau chúng tôi có thể là một tên lơ mơ, anh ta đập đập trên vai Chúa Giêsu nói: “Anh ủng hộ đội nào vậy, lão đệ?”
Rõ ràng bây giờ Chúa Giêsu đang bị cuộc thi đấu làm cho khá phấn chấn, Ngài nói: “Tôi, a, tôi không ủng hộ cho đội nào cả, tôi đến đây chỉ để thưởng thức cuộc thi đấu nầy mà thôi”.
Người hỏi chuyện dùng giọng coi thường nói với người bên cạnh anh ta: “H…ừ…m, một thằng vô thần!”
Trên đường trở về nhà, chúng tôi giới thiệu đại thể tình hình chung trước mắt của các tôn giáo trên thế giới. “Người tin vào đạo rất có ý nghĩa, thưa Chúa,” chúng tôi nói với Chúa Giêsu, “hình như họ vẫn cứ cho rằng Thiên Chúa đứng một bên họ, sau đó phản đối người bên kia”.
Chúa Giêsu cũng rất đồng cảm, Ngài nói: “Đây chính là điểm tại sao Ta không ủng hộ tôn giáo, Ta ủng hộ con người”. Ngài lại nói: “Con người quan trọng hơn tôn giáo, con người quan trọng hơn ngày hưu lễ”.
-“Thưa Chúa, Ngài phải cẩn thận lời nói đấy!” Một người trong chúng tôi quan tâm nói: “Ngài biết đó, Ngài đã bị đóng đinh trên thập giá một lần cũng vì lời nói ấy ạ”.
Chúa Giêsu mĩm cười đau khổ trả lời : “Đúng vậy, bị các chức sắc tôn giáo đóng đinh”.
** Suy tư 83: Vụ án gian dối tồi tệ nhất trong lịch sử hai ngàn năm của nhân loại vẫn sẽ được nhắc hoài cho đến ngày thế mạt: Đấng vô tội đã bị vu cáo, bị án tử đóng đinh trên thập giá ở đồi Golgôtha ngoài thành Giê-ru-sa-lem như những tên trọng tội bị tử hình. Lịch sử chứng minh rành rành: chính các vị thượng tế, thầy cả, các chức sắc đạo cũ đã kết án tử cho Chúa Giêsu (Mt 26, 57-67; và chương 27).
Ngày nay các chức sắc của đạo mới không có công khai kết án Chúa Giêsu, là Thầy và là Chúa của mình (Ga 13, 13), nhưng các ngài đã xé tấm áo hiệp nhất giữa các tín hữu trong cộng đoàn giáo xứ do các ngài chăm sóc, như quân dữ xé áo dài trắng của Chúa Giêsu (Ga 19,23-24). Các ngài đã chia bè kết phái với giáo hưũ để kết án phái kia không theo phe “cha sở” của mình; các ngài đã sống xa hoa, hưởng thụ đang khi trong giáo xứ của mình còn có những con chiên đói ngất ngư; các ngài đã giảng rất hay trên tòa giảng, nhưng cách sống của các ngài –so với lời của ngài giảng- thì cách xa như trường sơn Đông trường sơn Tây.
Chúa Giêsu đã cầu xin với Cha cho các mục tử mà Ngài đã chọn:
“Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ. Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian. Lạy Cha chí thánh, xin gì giữ các môn đệ trong danh Cha màa Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta…” (Ga 17, 16-17).
84. TRÁI BÍ NGÔ TRONG BÌNH Roy L. Smith
Một người nông phu trong một hội chợ ở thôn quê, đã triển lãm một quả bí ngô rất đặc sắc, được gây giống tạo hình trong cái bình 2 gallon  phình ra ở giữa. “Lúc trái bí ngô lớn hơn ngón tay cái một chút”, người nông phu nói tiếp: “Tôi liền đem nó bỏ vào trong miệng bình nhỏ xíu, để nó tiếp tục sinh trưởng ở trong  bình. Đợi lớn đầy, thì tự nó ngừng không tăng trưởng thêm nữa”.
Tín ngưỡng của chúng ta ảnh hưởng đến linh hồn, rất giống cái miệng bình nhỏ xíu ảnh hưởng đến trái bí ngô vậy, sau khi chúng ta lớn lên tự mình đạt tới trình độ của đức tin, thì ngưng trưởng thành. Tín ngưỡng thì có tính sáng tạo, nhưng đồng thời cũng có tính hạn chế, nó làm cho chúng ta trở thành tất cả, nhưng cũng hạn chế chúng ta trở thành tất cả là của nó.
** Suy tư 84: Con người ta cũng thế, được nuôi dạy ở môi trường nào thì chỉ thích hợp với môi trường ấy mà thôi, muốn để nó thích nghi với hoàn cảnh mới thì cũng phải mất nhiều thời gian.
Đọc tiểu sử của các nhà truyền giáo xưa và nay, tôi thươngà cảm phục các ngài là những người can đảm, dũng khí và tài giỏi, các ngài, cũng có thể nói, là “những trái bí đỏ” được ươm trong cái bình thuỷ tinh, nhưng “hình dáng” các ngài không tròn trịa như cái bình thuỷ tinh, trái lại các ngài đã trở nên giống hạt lúa mì được chôn vào mảnh đất truyền giáo, chịu mục nát để trổ sinh nhiều bông hạt khác (Ga 12, 24).
Ra đi truyền giáo là các ngài đã đem thân mình chôn vào lòng đất, để làm lại cuộc tái sinh mới nơi mảnh đất mới đến, các ngàai phải làam lại từ đầu: trở thành những em bé bắt đầu học lỏm bỏm vài tiếng địa phương, trở nên một bác nông phu để cày cấy trên cánh đồng truyền giáo của mình… chịu biết bao khổ cực trong tâm hồn cũng như nơi thân xác, tất cả cũng vì lý tưởng mà các ngài đã ôm ấp: đem Lời Chúa đến cho mọi dân tộc.
Trái bí ngô đẹp vì hình dáng cầu kỳ được bác nông dân kiêu hãnh khoe với bà con làng nước, nhưng nó chẳng giúp ích gì cho ai cả; trái lại hát lúa mì thì được Thiên Chúa, “bác nông dân” hiểu rõ thời vụ, đem chôn giấu trong đất để sinh ra thêm nhiều hạt lúc có ích lợi cho mọi người “(Mt 13, 8-9). Là hạt lúa, các ngài khiêm tốn chấp nhận những thiệt thòi, chịu chết đi để trở thành tấm bánh tinh tuyền thượng tiến Thiên Chúa, và làm no thoả các tâm hồn tín hữu nơi mảnh đất truyền giáo của các ngài.
Các nhà truyền giáo của thế kỷ 21 cũng là những hạt lúa mì vậy!
85. CÁI LA BÀN  Tonne
Ngày xửa ngày xưa, có một người thợ săn rất trẻ, ngay cả khi ở trong làng thường mò mẫm không rõ ràng về phương hướng, tìm không ra đường để trở về nhà, có một người bạn tặng cho anh một cái la bàn.
Dù cho như thế, cái anh trẻ người non dạ kia vẫn cứ lạc đường. Lúc có người tìm thây anh liền hỏi: “Không phải anh có đem theo cái la bàn sao?”
Anh ta trả lời: “Có chứ”.
Người ấy lại hỏi: “Tại sao anh không dùng la bàn để tìm phương hướng?”
Anh nói: “Tôi mới không dám dùng nó, tôi muốn đi về hướng nam, nhưhg cái đồ chơi đó vẫn chỉ hướng bắc, tôi lắc nó, quay nó như thế nào, đều không dùng được, vừa buông tay ra, nó vẫn cứ chỉ hướng bắc”.
Rất nhiều người khi đọc Kinh Thánh để tìm một câu chỉ dẫn, cũng như thế, họ nhìn thấy phương hướng của mình muốn đi, chứ không phải phương hướng mà Kinh Thánh muốn họ đi.
** Suy tư 85: Có rất nhiều cách để tìm phương hướng khi đi trong rừng sâu hay đi trên núi cao, hoặc đi giữa đồng bằng… nhưng chắc chắn nhất vẫn là cái la bàn, từ loại la bàn đơn sơ chỉ có bốn hướng đông tây nam bắc, cho đến la bàn phức tạp với rất nhiều con số để tính toán, la bàn rất cần thiết cho những nhà thám hiểm, có nó, người ta mới yên tâm đi đúng hướng.
Lời Chúa chính là la bàn chỉ hướng đi đến con đường sự sống đời đời cho chúgn ta, có lẽ ai cũng hiểu điều đó, nhưng để hiểu và nhận ra được Lời Chúa chỉ ta đi hướng nào thì lại là chuyện khác, chưa chắc ai cũng hiểu. Có người đọc thuộc Lời Chúa làu làu, nhưng sống trong tội vẫn là sống trong tội; có người còn chứng minh được câu Lời Chúa ấy ở đoạn nào, câu nào trong Kinh thánh, nhưng chẳng mấy khi nói ra một Lời Chúa để ca tụng Ngài.
Lời Chúa là cái la bàn cho mọi người, mọi lứa tuổi, những người bình dân và trẻ em thì cái la bàn đơn sơ nhìn là biết ngay, hiểu ngay và dễ thực hành; những người tri thức thì có cái la bàn phức tạp hơn, nghĩa là họ muốn chú giải từng câu từng chữ của Lời Chúa rồi mới thán phục và thực hành; các linh mục và các tu sĩ nam nữ thì khỏi nói, la bàn đơn sơ hay cầu kỳ rắc rối họ đều biết sử dụng cả. Nhưng cái chính yếu là chúng ta có đi theo hướng đi mà Lời Chúa đã chỉ cho hay không? Hay là chúng ta đọc Lời Chúa, nghe Lời Chúa rồi bỏ Lời Chúa trong đầu rồi khóa lại không cho Lời Chúa chạy xuống tim, ra nơi tay và hành động thực tế?
86. LẤY SỰ TRONG SẠCH CHO TÂM HỒN Wochenpost
Tang-mu hỏi bà ngoại: “Ngày chủ nhật ngoại vẫn đi nhà thờ chứ?”
-“Đương nhiên rồi”.
-“Ở trong nhà thờ ngoại được gì nào? Ngoại có thể nói cho con biết Phúc Âm tuần trước là đoạn nào không?”
-“Ngoại quên rồi, ngoại chỉ nhớ là ngoại rất thích đoạn Phúc Âm ấy”.
-“Được rồi, thế thì lúc cha giảng, ngài nói gì ạ?”
-“Ngoại cũng không nhớ được, lớn tuổi rồi, trí nhớ cũng không có, ngoại chỉ nhớ ngài đã nói một bài đạo lý rất có tài khích lệ mọi người”.
Tang-mu nói: “Nhưng ngoại nè, nếu ở trong nhà thờ ngoại không đạt được gì cả, mà vẫn cứ đi, thì có ích gì chứ?”
Bà ngoại đứng dậy nói: “Cháu theo bà qua bên nhà bếp”.
Sau khi hai bà cháu đến nhà bếp, bà ngoại tìm một cái rổ đan bằng tre, sau đó nói với Tang-mu:
-“Cháu cầm cái rổ nầy, đi ra bờ sông xách nước về đây”.
-“Bà ngoại, ngoại đừng nói giỡn chứ, dùng cái rỗ đi xách nước, cháu không đi đâu”.
-“Không được, cháu nhất định phải nghe lời ngoại nói, ngoại sẽ nói cho cháu vài việc”.
Tang-mu cầm cái rổ chạy đi, một lúc sau, lại xách cái rổ không có một giọt nước chạy về.
-“Ngoại coi đây nè, ngoại”, nó nói tiếp: “nước đều chảy sạch trơn cả rồi nè”.
-“Đúng đó”, bà ngoại nói tiếp, “nhưng bây giờ nó sạch hơn nhiều phải không? Bé con, nếu từ trước đến nay cháu không đến nhà thờ, thì mãi mãi cháu không được thứ gì hay ho cả, nếu cháu thường luôn đi nhà thờ, thì cháu sẽ được một vài thứ tốt đẹp”.
** Suy tư 86: Cũng có rất nhiều người thắc mắc khi thấy người Công giáo ngày nào cũng đi dâng thánh lễ, đặc biệt là ngày Chúa nhật hoặc là các ngày đại lễ. Họ thắc mắc cũng phải thôi, vì có người vừa đi nhà thờ về là la lối lớn tiếng thoá mạ người hàng xóm; lại có người ngày nào cũng đi lễ nhưng cuộc sống không có gì khác hơn những người vô đạo, vẫn chửi thề, vẫn cho vay nặng lãi, vẫn ngoại tình…
Nhưng cũng có nhưng tín hữu đi đến nhà thờ là để tìm nguồn an ủi nơi Thánh Thể, họ dâng tất cả những lao nhọc trong ngày cho Chúa Giêsu Thánh Thể, họ cảm thấy mình bất lực trước cuộc sống xô bồ, truỵ lạc, cơ hồ muốn ngã theo dòng đời, nên họ đã đến với Chúa Giêsu.
Cũng có hạng người thứ ba đi nhà thờ, họ đến nhà thờ vì sợ lỗi luật Chúa, sợ vợ mắng, sợ chồng buồn, sợ ba má la rầy, chứ không phải vì đến để gặp Chúa Giêsu, loại người nầy thân xác thì ở trong nhà thờ, nhưng lòng trí để ở cả nơi nhà hàng karaoke, nơi những sòng bài, nơi những thú vui khác…
Còn chúng ta thì sao, đến nhà thờ có phải là gánh nặng phải vác ? Viếng Thánh Thể có phải là mất thời giờ, hoặc rảnh rỗi ghé vào nhà thờ viếng Chúa Giêsu một chút có phải là “lắm chuyện”?
87. MẦU NHIỆM  Bruno Gagspeil
Có một người thanh niên ngồi trên xe buýt đi tham quan một thành phố lớn, lúc xe chạy qua một nhà thờ, anh đưa tay chạm nhẹ vành mũ bày tỏ lòng kính trọng.
Khách ngồi bên cạnh anh là một người tự khoe mình là tương đương cỡ tiến sĩ, dùng thái độ rất là không kính trọng nói với anh: “H…ừ…m, tôi biết, anh là người đi nhà thờ, ở trong nhà thờ anh học được những gì?
-“Tôi học được mầu nhiệm quan trọng của tôn giáo”.
-“Mầu nhiệm, lẽ nào anh không biết sao? Anh bạn trẻ, chúng ta tuyệt đối không tin những gì mà chúng ta không biết rõ, bất luận như thế nào, đây là nguyên tắc của tôi”.
Anh thanh niên nói : “Vậy thì ông có thể nói cho tôi biết, tại sao lúc ông kích động, ngón tay nhỏ lại nhúc nhích?”
-“Nó biết nhúc nhích, là vì tôi cần nó nhúc nhích, hơn nữa từ trong nội tại của tôi muốn nó nhúc nhích”.
-“Nhưng tại sao chính nó nhúc nhích chứ, lúc ông muốn lổ tai đóng lại, nhưng nó không đóng được, như vậy thì nói làm sao chứ?”
Không có đoạn tiếp theo.
** Suy tư 87: Mầu nhiệm là những điều có thật mà trí óc con người không thể hiểu được và cũng không thể suy tới được, chỉ lấy đức tin mà tin. Nói đến mầu nhiệm thì người ta nghĩ ngay đến các nhà thần học, hay các cha các cố, chứ con nhà có đạo bình thường thì chẳng có ai dám nói tới.
Sau khi truyền phép xong, thì linh mục chủ tế hai tay nâng Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Giêsu lên cao để cho mọi người thấy và thờ lạy, sau đó ngài hô (hoặc hát) lớn tiếng: “Đây là mầu nhiệm Đức tin”. Và mọi tín hữu tham dự thánh lễ ở trong nhà thờ (hoặc vì đông người mà đứng ngoài nhà thờ) vui vẻ đáp lại bằng tiếng hô (hoặc hát) lớn: “Con tuyên xưng Chúa đã chết, đã sống lại, đã về trời và sẽ đến lại trong vinh quang vào ngày tận thế”. Tấm bánh trắng tinh ấy, chén rượu nho thơm ngon ấy, sau khi được linh mục đọc lời truyền phép, thì tức khắc trở nên Mình và Máu của Đức Kitô. Đó là mầu nhiệm, là Đức tin của người Công giáo, mầu nhiệm nầy đố ai mà giải thích được, nhưng nó là sự thật 100% không chối cãi được.
Đức Kitô đã đến trần gian vì yêu thương nhân loại, đã bị người Do thái đóng đinh vào thập giá, đã chết, sau ba ngày thì sống lại và lên trời, rồi Ngài sẽ lại đến trần gian lần thứ hai, để phán xét kẻ sống lại và lên trời, rồi Ngài sẽ lại đến trần gian lần thứ hai, để phán xét kẻ sống và kẻ chết… (kinh Tin Kính). Và Ngài –dưới hình bánh và rượu- đã ở với nhân loại cho đến tận thế (Mt 28, 20b).
Đó là mầu nhiệm, là đức tin của chúng ta, những người Kitô hữu, và mầu nhiệm tình yêu nầy, buộc chúng ta –những người tin- phải thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, thể hiện niềm tin của mình vào mầu nhiệm tình yêu mà mỗi ngày chúng ta đều phấn khởi tuyên xưng: “Con tuyên xưng Chúa đã chết, đã sống lại…”
Mầu nhiệm là những việc cao siêu trí óc con người không thể hiểu thấu, nhưng con người có thể thực hiện mầu nhiệm trong cuộc sống, đó là: Yêu.
88. NHÀ TRÊN TRỜI Bruno Hagspiel
Một bà giàu có sau khi chết thì lên thiên đàng, được thiên sứ dẫn bà đến một căn nhà, vừa nhìn thấy căn nhà thì bà thất vọng lớn lao, bởi vì căn hộ nầy rất là phổ thông, bà ta kháng nghị với thiên sứ, không bằng lòng tiếp nhận cái nhà như thế.
Thiên sứ nói với bà: “Căn nhà nầy là do bà tự mình xây lên đó”.
-“Vậy thì căn nhà đẹp đẽ ở đầu đường kia là của ai xây lên vậy?”
-“Là của người làm vườn cho nhà ngươi đó”.
-“Tại sao nhà của nó lại đẹp hơn nhà của tôi?”
-“Nhà trên thiên đàng, là do mỗi người tự mình gởi vật liệu lên để xây, chính là đức tin của các ngươi khi còn ở trên trần gian, chúng ta ở đây hoàn toàn không có xoay trở dính dáng gì cả”.
** Suy tư 88: Chúa Giêsu đã về trời trước là để dọn chổ cho chúng ta, bởi vì “trong nhà Cha có rất nhiều chổ”.
Thật ra mỗi một người trong chúng ta đều được Chúa dành sẵn cho mộ chổ trên thiên đàng rồi, “một chổ” tức là đã được cắm dùi, nhưng chưa xây nhàa xây tường gì cả, đó là việc của chúng ta. “Cái chổ” nầy sẽ bị mất đi nếu chúng ta lâu quá không gởi vật liệu lên để xây, mà vật liệu của chúng ta là: hy sinh, là bác ái, là yêu người ; càng làm nhiều việc lành phúc đức vì lòng yêu mến Chúa, thì “căn nhà” trên trời của chúng ta càng đẹp, càng lộng lẫy.
Chúng ta chạy ngược chạy xuôi kiếm tiền để xây cho được căn nhà ở trần gian, cao tầng, trang trí thật “xịn”, có nhà xe, có vườn hoa, có cây cảnh… nhưng một vật liệu nho nhỏ để xây nhà trên trời cũng không có, rồi nếu một mai từ giã cõi đời, có đem theo được căn nhà ấy không, nếu không đem đi được thì trú ngụ ở đâu nhỉ, vì trên trời không có nhà của mình? Mà chết rồi thì chỉ có hai chổ đời đời, nếu không có căn nhà đời đời trên thiên đàng, thì chắc chắn phải có căn hộ đời đời dưới hoả ngục, không chạy đi đâu được cả!
Trong chúng ta, không ai dại gì mà chọn căn hộ đời đời trong hoả ngục, vì vậy, nên ai cũng muốn gởi về trời những vật liệu tốt nhất mà mình làm được: Kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận của mình.
89. ƠN CỨU ĐỘ CỦA THẬP GIÁ Bruno Hagspiel
Trong thiết bị cứu hộ trên phi cơ có dựng các vật liệu cần thiết cho hành khách khi bị chìm xuống nước: đèn pin cầm tay không thấm nước, thuốc nhuộm nước biển, thuốc đuổi cá mập, và một tấm kính.
Tấm kính dùng để đánh tín hiệu khi máy bay bay qua, giữa tấm kính cắt thành hình chữ thập, trên tấm kính giải thích rõ ràng: “Phản chiếu ánh mặt trời ngay phi cơ, nhắm chuẩn trung tâm thập tự, để phi cơ lưu lại trong tầm nhìn của anh”.
Cứu viện cũng đến từ Thập Giá treo trên bàn thờ.
** Suy tư 89: Thời nay, người ta dùng thập giá để trang sức, mang trên cổ, trên áo và…trên lỗ tai của các cô, các bà… điệu, xem ra thập giá cũng có sức hấp dẫn của nó đấy chứ! Có người mang thập giá mà không hiểu thập giá là gì cả, chỉ biết đó là dấu hiệu của người Công giáo thờ ông Giêsu nào đó bị đóng đinh chết trên nó mà thôi.
Thập giá chỉ là hai khúc gỗ dài ngắn ghép lại với nhau mà thành, thế thôi, chẳng có gì đặc biệt cả. Vâng, nó chẳng có gì đặc biệt đối với những người không tin, những người không phải là Kitô hữu; nhưng đối với người Kitô hữu thì nó rất đặc biệt lại còn rất đáng kính trọng, bởi vì nó đã mang Đức Kitô –Đấng cứu độ trần gian- trên mình nó, và nó trở thành nguồn ơn cứu độ cho những người tin, thập giá nầy đã được Đức Kitô vác lên núi sọ để chịu đóng đinh, Ngài chỉ vác một lần và bị đóng đinh chỉ một lần, nhưng nguồn ơn cứu độ trãi dài “từ thuở đất trời chưa ngôi”  cho đến tận thế. Thập giá nầy đã được Chúa Giêsu công khai hoá: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 27).
Nhưng thập giá đâu mà vác, núi sọ đâu mà lên?
Thập giá, đó chính là những bổn phận hằng ngày mà chúng ta phải làm với tất cả hy sinh; núi sọ, chính là cuộc sống đời thường nơi công sở, trong gia đình, trong cộng đoàn v.v…
90. THÚC ĐẨY LÝ TRÍ VÀ TÍN NHIỆM Frank Mihalac
Chúng ta ngồi đọc tiểu thuyết trinh thám, hoặc là lúc coi kịch đấu trí trên truyền hình, thế nào cũng khó tránh khỏi làm một vài đoán xét và phán đoán chân tướng cuối cùng của nó. Nhưng thông thường hai mươi trang đầu của tiểu thuyết, hoặc mười lăm phút sau của vở kịch, sẽ không phát triển thêm điều gì để có thể làm cho tình tiết thúc đẩy lý trí.
Nếu chúng ta cho rằng, kịch tính sẽ xảy ra như tất cả ý nghĩ của mình, như thế loại phát triển nầy sẽ đi xuống, vậy thì rất dễ dàng làm cho chúng ta nhấc qua chuyện khác, lãng phí thời gian giải mở đề tài câu đố, nhưng, lúc đến kết cục, chúng ta nhất định sẽ biết chân tướng của tình tiết.
Đối với tình tiết cuộc sống của mỗi người, chúng ta cũng nên có một con tim tín nhiệm đối với Thiên Chúa.
** Suy tư 90: Tín là xác thực, tin tưởng…
Nhiệm là chức vụ cử làm, phụ trách…
Tín nhiệm là tin tưởng một người nào đó, và giao cho họ một nhiệm vụ nào đó mà không sợ phải hỏng việc. Chẳng hạn như bề trên tín nhiệm một thành viên và giao cho họ một trọng trách trong cộng đoàn; hoặc như thủ trưởng một đơn vị tín nhiệm người cộng tác của mình mà giao cho họ một nhiệm vụ bí mật quan trọng…
Cuộc sống của chúng ta đã được Thiên Chúa an bài và Ngài mời gọi chúng ta cộng tác để làm cho đời sống phong phú hơn, cũng có nghĩa là Ngài tín nhiệm chúng ta có thể làm được việc nếu chúng ta biết tin tưởng và trông cậy vào Ngài. Nhưng có rất nhiều lần chúng ta tin tưởng vào mình hơn là tin tưởng vào Thiên Chúa, trông cậy vào mình hơn là trông cậy vào Thiên Chúa: phác thảo một tương lai to lớn cho cộng đoàn, cho giáo xứ, cho cá nhân là một việc phải làm của người khôn ngoan, nhưng không bàn hỏi với Thiên Chúa (cầu nguyện), không biết lắng nghe ý kiến của Thiên Chúa qua những người khôn ngoan và những người thành tâm muốn cộng tác với mình, thì cũng chưa phải là người khôn ngoan thật.
Lý trí thúc đẩy chúng ta tìm tòi khám phá ra những cái mới lạ chung quanh cuộc sống của mình, nhưng đồng thời lý trí cũng thúc đẩy chúng ta biết tín nhiệm vào Đấng đã tạo dựng nên cái mà chúng ta khám phá ra được, bởi vì không ai trong chúng ta, dù tài giỏi đến đâu chăng nữa, cũng không sáng tạo ra thêm cái gì cả, mà chỉ khám phá ra những cái đã có sẵn ở trong trời đất mà thôi.
Chẳng hạn như tôi thích nhất là “quậy phá” máy vi tính, đã ngồi trước máy thì khó mà đứng dậy được, cho nên đã khám phá ra một chương trình có thể nói là hoàn chỉnh để đánh fonts thiếng Việt chung với tiếng Hoa (Trung quốc) mà không cần phải đổi chương trình, đó không phải là sáng tạo, mà là khám phá ra cái mới đã có sẵn trong máy vi tính, thế thôi.
Lý trí luôn làm đúng, có điều bởi cái tâm kiêu ngạo, nên chúng ta không muốn tin tưởng và trông cậy vào Thiên Chúa mà thôi!
“Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó…” (Mt 6, 25-34)
TẬP MƯỜI: LỜI NÓI
91. LỜI NÓI LÀM ẤM MÙA ĐÔNG GIÁ LẠNH
William Barclay
Vào một ngày mùa đông , trên trời thì gió tuyết, dưới đất thì kết băng, nhà giảng đạo người Mỹ tên Philiphê Buluke mặc chiếc áo mỏng manh đứng trên góc phố, mua một tờ báo nơi em bé bán báo đang lạnh cóng run người, trước khi đi, ông ta tươi cười vui vẻ nói với em bé: “Hôm nay trời lạnh thật”.
Trên mặt em bé ấy có màu sắc tươi vui, trả lời: “Dạ đúng, trước khi ông đến, thì trời thật rất lạnh ạ”.
** Suy tư 91: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”! muốn cho vừa lòng nhau thì phải “uốn lưỡi” bảy lần trước khi nói, xem ra cha ông tổ tiên chúng ta không những là những người rất rành rọt tâm lý trong giao tiếp, mà còn là những người có tâm hồn khoan dung, tế nhị.
Trong giao tiếp hằng ngày, không ai thích người đối thoại với mình lầm lầm lì lì cái mặt, mà chúng ta cũng chẳng ưa gì cái người làm mặt lì lì lầm lầm với chúng ta, bởi vì một nụ cười tươi vui, một lời nói nhẹ nhàng sẽ làm nảy sinh thiện cảm không những nơi người đối thoại, mà ngay cả những người chung quanh cũng cảm thấy vui vẻ.
Có những lúc người ta cần một lời nói nhẹ nhàng hơn tiền bạc, cần một nụ cười chân thành hơn lời nói khách sáo, cần một ánh mắt quan tâm tế nhị hơn là cử chỉ vồn vã mà lòng thì rỗng tuếch, thoáng qua…
Thân thể lạnh cóng thì có thể dùng áo choàng lông cừu mặc vào để thân thể được ấm áp, chứ một tâm hồn đã “lạnh cóng” thì dù cho mặc một trăm cái áo choàng lông cừu quý giá cũng chẳng “ăn thua” gì, mà chỉ có một nụ cười chân thành và một lời nói quan tâm tế nhị mới làm cho tâm hồn “lạnh cóng” ấy ấm áp mà thôi!
92. THINH LẶNG Charles L. Allen
Star Daily là một chuyên gia làm việc tại viện điều trị bệnh tâm linh, ông nói: “Theo như tôi biết, trong tất cả những người tôi quen biết, nếu học tập được đạo thinh lặng, hơn nữa thực tế mà nói, bất luận là nam hay nữ đều sẽ không bị bệnh tật”.
Thật vậy, học tập thinh lặng so với dược phẩm thì có hiệu quả an ủi và chữa bệnh hơn. Nhà khoa học vĩ đại Pascal đã nói: “Sau khi đã qua một thời gian dài quan sát, tôi được một kết luận, là một trong những khó khăn lớn nhất của một cá nhân, chính là họ thiếu năng lực tĩnh tại ”.
** Suy tư 92: Cha Vincent Lebbe đã giải thích và dặn dò các đệ tử về việc giữ thinh lặng như sau: “Thinh lặng là không khí nuôi dưỡng tu đức nội tâm và toàn bộ đời sống siêu (nhiên) tính” .
Thật vậy, trong thinh lặng chúng ta dễ dàng nghe được tiếng nói thì thầm của Thiên Chúa; trong thinh lặng chúng ta thấy rõ ràng những điều hay điều xấu của mình hơn; trong thinh lặng chúng ta dễ kết hợp mật thiết với Thiên Chúa hơn. Trong cuộc sống thường ngày cũng thế, không ai thích người nói nhiều, nói liên tu bất tận; cũng chẳng ai thích người suốt ngày không nói một câu!
Thinh lặng không có nghĩa là “câm như hến” suốt ngày, nhưng thinh lặng là biết nói, biết “câm” đúng lúc và biết trả lời đúng lúc, người biết thinh lặng là người không cãi cọ, không to tiếng với người khác, vì trong thinh lặng họ đã biết chế ngự được bản tính của họ; người biết thinh lặng không phải nói để mà nói, nhưng nói để xây dựng, để đem lại lợi ích cho cộng đoàn, cho tha nhân.
Chúa Giêsu, trước khi chọn các môn đệ, Ngài đã cầu nguyện suốt đêm với Cha trên trời, cũng có nghĩa là  Ngài đã đàm đạo thâu đêm với Cha, bàn hỏi với Cha về những chuyện đại sự mà Ngài phải làm, bàn hỏi trong thanh vắng của đêm khuya.
Thinh lặng là một nghệ thuật để tìm ra được những bí ẩn trong đời sống siêu nhiên, cũng như giải đáp được những ẩn số trong cuộc sống thường ngày của mỗi người.
93. NGHE VÀ NÓI Sunshine
Một người quản lý gia đình đi đến đảo Way-fu-ban xứ Si-kan, diễn giảng cho người La-fu-lan địa phương, nói với họ làm thế nào để giải quyết công việc gia đình cho được tốt hơn.
Đến giờ diễn giảng, một đám người trong thôn đã tập trung ở ngoài phòng khách, nhưng chỉ có một số ít người cả gan dám tiến vào trong phòng khách, thế là người diễn giảng đứng ngay cửa, mời họ tiến vào, ông ta bảo đảm với họ là vào miễn phí, nghe ông ta nói như thế, trong đám dân chúng vang lên tiếng thì thầm, và mọi người lẩm bẩm không thôi.
Người diễn giảng không biết làm gì cho phải, cũng như không hiểu tại sao họ vẫn cứ chậm chạp không dám tiến vào, cho nên ông ta hỏi một người xem ra khá hoạt bát thông minh, vấn đề là ở đâu?
Người ấy nói với ông ta: “Trước khi chúng tôi tiến vào nghe ông nói, chúng tôi muốn biết, mỗi người chúng tôi được trả bao nhiêu tiền?”
-     “Cái gì! Tôi phải trả tiền mời các ông lại nghe tôi diễn giảng sao?”
-     “Đúng vậy, đó là chuyện đương nhiên, mọi người đểu biết nói, nói, nói, nhưng nghe thì lại không dễ dàng, vậy, ông muốn trả cho chúng tôi bao nhiêu tiền ạ?”
** Suy tư 93: Nói, thì ai nói cũng được, đó là nói chuyện tầm phào, chuyện tào lao.
Nói, thì ai nói cũng được, đó là nói chuyện xấu, chuyện vu oan giá hoạ cho người khác, lỗi đức bác ái…
Nghe, thì ai nghe cũng được, ngoại trừ những người điếc, nhưng nghe mà không thực hành thì tội nặng hơn người điếc.
Nói những lời xây dựng cho nhau, nói những lời tốt đẹp cho nhau, thì rất ít người nói.
Nghe những lời tốt đẹp, Lời đem lại sự sống đời đời, thì lại càng hiếm người nghe hơn.
94. LỜI NÓI RỖNG TUẾCH Bruno Hagspiel
Có một giáo sư người Mỹ lần thứ nhất được mời đến diễn giảng tại một trường đại học của Trung quốc, tại nơi diễn giảng có một vị thông dịch, dịch lời của ông ta thành tiếng Trung quốc và viết trên bảng đen.
Nhưng vị giáo sư đã chú ý, có một phần thời gian người dịch đều không ghi chữ nào cả, sau khi diễn giảng kết thúc, vị giáo sư hỏi anh ta tại sao vậy.
Anh ta trả lời rất nhanh: “Lúc người diễn giảng nói ra điểm gì, chúng tôi mới viết”.
** Suy tư 94: Diễn giảng, tự nó đã nói lên tầm quan trọng rồi, mà diễn giảng trong thánh lễ lại càng quan trọng hơn, bởi vì bài giảng trong nhà thờ của một vị linh mục, không những là cổ võ cho một học thuyết giáo lý, một đường lối sống đạo, mà còn là rao giảng một niềm tin mà mình đã sống, đã cảm nghiệm.
Không phải giảng dài, giảng lâu là bài giảng hay, một bài giảng hay là một bài giảng mà mọi người sau khi nghe xong, liền cảm thấy “thấm thía” với đời sống của mình, và họ cảm thấy hình như lòng mình được mở ra và quyết tâm làm lại cuộc đời mới.
Có linh mục rất lo lắng khi soạn bài giảng, vì không biết bài giảng của mình có được mọi người chấp nhận không? Lại có linh mục rất thoải mái khi soạn bài giảng, vì chính cuộc sống của ngài đã là một bài giảng, cho nên khi giảng thì ngài chỉ việc đơn sơ chia sẽ những cảm nghiệm của mình qua bài Tin Mừng cho giáo dân nghe, thế thôi.
Mỗi ngaày đều suy tư và thực hành Lời Chúa, thì bài giảng chỉ là bản sao lại mà thôi, lo gì chứ!
Nếu có lo, thì điều phải lo là: tôi đã sống những điều tôi sắp giảng, đã giảng và sẽ giảng cho giáo dân của tôi không?
95. SỨC MẠNH CỦA BÚT SẮC Quote
Có một ngày, người trợ lý thuyền trưởng trên tàu bị say, cho nên đến buổi tối, thuyền trưởng viết nhật ký tàu đi của ngày hôm đó như sau: “Hôm nay người trợ lý thuyền trưởng bị say rượu”.
Người trợ lý thỉnh cầu thuyền trưởng bỏ đoạn ấy đi, bởi vì như thế có thể làm cho chủ tàu không bằng lòng, và bãi bỏ chức vụ của anh ta, hơn nữa đây cũng là lần thứ nhất anh ta phạm quy định, nhưng thuyền trưởng cự tuyệt, ông ta nói: “Đây là sự thật, huống hồ là tôi đã viết”.
Qua mấy ngày sau, đến phiên trợ lý trực, nên anh ta viết nhật ký tàu đi biển, sau khi chiếu theo quy định viết vị trí, tốc độ và hành trình của tàu, thì anh ta thêm một câu: “Hôm nay thuyền trưởng tỉnh lại”.
Thuyền trưởng nhìn thấy anh ta viết như thế liền phản đối, bởi vì ghi chép như thế sẽ dẫn tới sự hiểu lầm, khiến người ta cho rằng anh tỉnh dậy tức là trong mỗi sự việc là chuyện không bình thường. Nhưng anh trợ lý đã chiếu theo lời của thuyền trưởng đã nói trước đây, mà cự tuyệt, anh ta nói: “Đây là sự thật, huống hồ là tôi đã viết”.
Mỗi sự việc có rất nhiều cách nói, có thể làm cho người ta không đồng cảm tưởng cách rõ ràng, đối với ngôn hành và phẩm đức của đương sự sẽ tạo thành ấn tượng hoàn toàn tương phản.
** Suy tư 95: Dù là bậc thánh, bao lâu còn sống ở thế gian thì anh vẫn còn có thể phạm lỗi, huống chi là một thủy thủ lênh đênh trên biển cả!
Biển cả là thế gian bao lâu chúng ta còn lênh đênh trên biển thế gian với thân xác nặng nề nầy, chúng ta vẫn có thể phạm tội; cố chấp đến những lỗi nhỏ thông thường của người anh em, là chúng ta đã ngăn cản bước tiến của họ.
Một thủy thủ uống say, tội đâu có lớn bằng người phụ nữ ngoại tình trong Tin Mừng của thánh Gioan, vậy mà Chúa Giêsu đã không lên án người phụ nữ ấy: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu…!” (Ga 8, 2-11).
Chúng ta không phải là quan toà vậy mà chúng ta kết án anh chị em; Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng Ngài lại không kết án chúng ta, mặc dù chúng ta đã xúc phạm trực tiếp đến tình yêu của Ngài.
Quên đi những lỗi lầm của anh chị em, và khắc sâu những lỗi lầm của mình.
96. THĂM HỎI Athur Tonne
Pai-di sau khi mổ xong liền được đưa vào phòng điều dưỡng, có ba người bạn của anh ta đến thăm bệnh, nghĩ rằng để cho tâm hồn của bạn được vui vẻ một chút  khi trò chuyện, họ nói cho anh nghe một vài chuyện lạ mà họ đã nghe.
- “Tôi nghe nói có một người sau khi mổ xong”, một người trong họ nói, “bác sĩ bỏ lại trong bụng bệnh nhân một miếng bông gòn, không cách gì khác hơn, chỉ có cách là phẫu thuật thêm một lần nữa, để lấy miếng bông gòn ấy ra”.
Người thứ hai nói: “Còn có một lần, bác sĩ bỏ quên cái kéo trong bụng bệnh nhân, cho nên chỉ có cách tốt nhất là mổ người bệnh ấy lại thêm một lần nữa”.
Vừa đúng lúc đó bác sĩ đã làm phẫu thuật cho Pai-di thò cái đầu vào, lớn tiếng hỏi: “Có ai nhìn thấy cái mũ của tôi không?”
Pai-di lập tức hôn mê.
Đi thăm hỏi mà không cao minh thì giống như một người giải phẫu không cao minh, đem đồ vật bỏ lại trong não bệnh nhân, cần phải phí nhiều tâm lực chí khí mới có thể đem nó ra được.
** Suy tư 96: Tôi làm linh hướng cho một chi đoàn Đạo binh Đức Mẹ mỗi tuần họp một lần, và nghe mỗi thành viện báo cáo công tác trong tuần qua, điều báo cáo mà tôi nghe nhiều nhất, đó là công tác đi thăm gia đình giáo dân (hoặc người lương) lâu ngày không đến nhà thờ, có thành viên báo cáo: có gia đình khi nghe mình tới thăm họ, họ liền khoá cửa, lên lầu ngồi không thèm tiếp; có gia đình thì vẫn tiếp mình nhưng tỏ thái độ lạnh nhạt… Tại sao vậy? Mình đâu có làm gì họ đâu, tới thăm và mời họ đi nhà thờ lại mà thôi…!
Nguyên nhân không phải tại họ ghét mình, nhưng chính là ở chỗ, khi chúng ta đến thăm họ với thái độ như thế nào? Có người đi thăm gia đình giáo dân, thay vì nói chuyện với họ để đánh tan ngờ vực, nghi kỵ giữa họ và nhà thờ, thì lại nói chuyện xấu người nọ kẻ kia; có người đi thăm giáo dân thì với bộ mặt kênh kênh ta đây là đạo binh Đức Mẹ, cũng có nghĩa là người đạo đức, nói chuyện thì làm ra vẻ kẻ cả… thì làm sao mà lôi kéo họ đến nhà thờ chứ!
Đi thăm các gia đình thờ ơ với nhà thờ, là công việc khó khăn hơn đi thăm bệnh nhân nhiều, cần phải tế nhị và khôn ngoan trong cách ăn nói, và phải cầu xin Thiên Chúa soi sáng để biết phải nói gì với họ, và xin Ngài biến đổi tâm hồn họ; đó là sự khiêm tốn cần phải có của người làm công tác truyền giáo, họ cũng được gọi là những người đi thăm bệnh vậy!
97. IM LẶNG LÀ VÀNG Bruno Hagspiel
Có một khách tham quan người Mỹ lúc đến tham quan Italy thì mời một tài xế, chở cô ta du lãm phong cảnh địa phương. Buổi chiều ngày thứ nhất, anh tài xế giới thiệu với cô ta một vài cổ tích, nhưng cô ta lại rất là không khách sáo nói: “Tôi mời anh để thay tôi lái xe, chứ không phải để nói chuyện phiếm với tôi”. Thế là anh tài xế trong suốt một tuần lên xe xuống xe đều không nói một lời nào.
Lúc đợi anh tài xế đem hoá đơn lại, có một khoảng thu phí mà cô gái người Mỹ nhìn không hiểu.
Anh tài xế giải thích: “Đây là khoảng phí tổn giữ gìn im lặng, tôi cũng không thích nhận khoản tiền nầy, nhưng đã làm rồi, thưa cô, như thế tôi không thu cũng không được ạ”.
** Suy tư 97: Im lặng là vàng, cũng có nghĩa là: tự nó đã là vàng rồi.
Vàng theo giá trị vật chất có giá trị thực dụng, và được làm chuẩn trong công việc mua bán tiền tệ của các quốc gia trên thế giới, cho nên nó quý.
Vàng theo quan niệm mỹ thuật, nó được “dát” vào nơi những sản phẩm quý giá, và làm tăng thêm vẻ lộng lẫy cũng như giá trị cho vật ấy.
Vàng không sợ rỉ sét, và chỉ có lửa mới tôi luyện được nó.
Im lặng là vàng, không phải ai cũng biết im lặng, người biết im lặng rất ít, vì thế cho nên nó quý, nó quý là bởi vì khi người im lặng nói lên, thì giá trị lời nói “nặng ký” gấp ba bốn lần người hay nói.
98. MÌNH LÀM MÌNH CHỊU Arthur Tonne
Trong thị trấn nọ, có một mụ đàn bà rất thích xía vào chuyện của người khác, thích nói dài nói ngắn, nếu không bàn luận chuyện của người khác thì không thể chịu được, có một ngày, bà ta chú ý đến một ngưới hàng xóm, đậu xe hơi bên một cái quán rượu nhỏ cho đến sáng sớm ngày hôm sau mới lái xe đi.
Bà ta bắt đầu loan tin thất thiệt, nói người đàn ông ấy nhất định phải uống rượu say, cho nên ông ta không trở về nhà, đương nhiên xe của ông ta cũng bị hư hại, vì vậy mà ông ta nhất định phải ở qua đêm trong quán rượu.
Người đàn ông ấy sau khi nghe được những tin đồn ấy, một lời cũng không nói, bèn quyết định cho mụ đàn bà ấy một bài học. Đêm ấy sau khi tan sở, bèn lái xe dừng ngay trước cửa nhà của mụ đàn bà thích xía vào chuyện của người khác ấy, suốt một đêm không lái xe đi. Kết quả người hàng xóm bên phải, bên trái, bắt đầu giống như lời của mụ ta, mà đồn đoán ầm cả lên…
** Suy tư 98: Người hay hồ nghi thì trong mọi hoàn cảnh đều có thể hồ nghi, tuy nhiên sự hồ nghi của các nhà khoa học thì khác với sự hồ nghi của các triết gia; hồ nghi của người có trí óc bén nhạy với thự tế khác với hồ nghi của người có lòng ghen ghét; người có tâm hồn ghen ghét thì luôn luôn nghĩ xấu cho những người mà họ không thích, nhất cử nhất động của người mà họ ghét đều bị họ xuyên tạc và đặt điều, cái điều mà người ta thường gọi là vu oan giá hoạ cho người khác.
Những người “ăn không ngồi rỗi” thường là những người như thế, trong hàng xóm mất đoàn kết cũng vì họ nghe chổ nầy nói chổ kia không đúng sự thật, mà thường nói đi thì không sao, nhưng nói lại thì không nói cho có, “có ít xít cho nhiều” làm mất tình đoàn kết giữa anh em với nhau.
Trong cộng đoàn không bao giờ để một thành viên nào “ngồi không” cả, bởi vì “ở không là cội rễ mọi sự dữ”, cho nên mỗi thành viên trong cộng đoàn phải được bố trí công việc cho hợp với khả năng, trình độ của họ, để họ say mê làm việc mà không còn giờ để “ngồi không” nói chuyện người khác, hơn nữa, mỗi một người phải luôn ý thức mình là một “công cụ” của Thiên Chúa, một người thợ làm công trong “vườn nho” của Ngài, mà thợ làm công thì không thể ngồi không mà lãnh tiền công được.
Công việc-Học hành-Công việc…
99. BỐN NGỰA theo KHÔNG KỊP cái LƯỠI
Bruno Hagspiel
Một vị linh mục nằm trên giường sắp chết vì cõi lòng tan vỡ, vết trọng thương của ngài chính là vì bị quá nhiều lời đồn đãi và những lời bêu rếu.
Có một bà giáo dân là một trong những hung thủ chính, đến xin vị linh mục rộng lòng tha thứ, bà nói: “Thưa cha, con thật là buồn và hối hận, phạm rất nhiều tội làm tổn thương đến cha, con bịa đặt tin đồn gây nhiều điều rắc rối, nếu con có thể vì cha mà làm chút việc gì đó thì xin cha nói cho con biết, con nhất định và rất bằng lòng làm chuyện đó”.
Vị linh mục sắp chết kéo cái gối ra, dùng cánh tay run rẩy đưa cho bà ấy và nói: “Bà đem cái gối nầy lên trên lầu chuông, ném tất cả lông vũ ở trong ra”.
Để cho vị linh mục phấn khởi, bà ta bèn nghe lời của linh mục chạy lên lầu chuông, ném tất cả lông vũ ra, toàn bộ bị một cơn gió mạnh thổi đi tứ tán, không vết không tích. Sau khi bà ta đã ném sạch sành sanh tất cả các lông vũ, bèn trở lại nói với vị linh mục: “Con đã nghe lời cha dặn dò mà làm rồi”.
Vị linh mục nói: “Bây giờ bà đi ra, thu tất cả các lông vũ ấy lại, rồi đem bỏ vào trong cái gối”.
Bà ấy thất thanh nói: “Không thể được ạ, gió đã thổi nó đi rất xa rất xa rồi”.
** Suy tư 99: Trong tất cả các tội, không có tội nào gây thiệt hại nhiều cho người ta bằng tội: nói hành nói xấu người khác
Nói hành nói xấu tức là nói những điều không tốt về người thứ ba, thêm điều bịa đặt cho người ta những chuyện không có, làm mất danh dự của họ. Chuyện tốt thì gió thổi bay đi nửa làng, còn chuyện xấu gió thổi bay đi cả tỉnh thành. Chuyện một nói ra hai, hai ra bốn, bốn ra tám… và cứ thế mà nhân lên hàng ngàn hàng vạn, thử hỏi danh dự của người ta còn gì chứ, mà khi lời nói đã ra khỏi miệng rồi, thì y như đám lông vũ kia, bị gió thổi bay tứ phương thiên hạ, thì làm sao mà gom lại được chứ? Thật là tai hại vô cùng.
Người khác ngồi lê đôi mách nói chuyện xấu của người khác thì tội to bằng mặt trăng, nhưng các linh mục, tu sĩ mà ngồi lê đôi mách nói xấu kẻ khác thì tội lớn gấp mười lần mặt trời, bởi vì họ là những người được chọn giữa người phàm (Ga 15, 19; 17, 6) để nói Lời của Thiên Chúa; bởi vì càng cao danh vọng thì càng nhiều gian nan.
100. LỜI NÓI KHÔNG QUAN TRỌNG
Willi Hoffsuemmer
Có một ngày, tim, não và lưỡi quyết định không nói ra lời nói không quan trọng nữa, tim nói: “Những lời nói ấy chỉ làm giảm nhẹ phân lượng của tôi, khiến tôi trở thành yếu đuối, hôm nay mỗi một người đều phải kiên cường mới được”.
Não nói: “Kiến nghị, công thức và suy luận vĩ đại, mới là sản phẩm mà tôi nên có. Tôi cũng không có thể bị lời nói không quan trọng ấy làm phiền lần nữa”.
Vì vậy mà tim liền bắt đầu chỉ luân phiên đưa cho lưỡi những lời nói cương cứng và nghiêm khắc quá đáng, não cũng chỉ sản sinh ra những lời nói học vấn, và lưỡi thì phát biểu không nên lời, giữa cái lưỡi cũng không nói ra được một chữ không có gì quan trọng.
Sau khi thực hành quyết định ấy, thế giới biến thành trống rỗng, lạnh nhạt và không có hy vọng.
Nhưng vẫn còn có một vài người còn nhớ được những lời nói không quan trọng ấy, họ bắt đầu tìm tòi trong lịch sử. Đầu tiên họ ngại bị người khác cười, nhưng cái làm cho người ta cảm thấy có hứng thú là, những lời nói không quan trọng ấy đã chế tạo ra vui vẻ, người ta bắt đầu lấy miệng truyền miệng, lấy tâm truyền tâm, lấy não truyền não lan rộng ra, không bao lâu, những lời nói ấy lại được lưu thông rộng rãi, thế giới lại trở thành một nơi thân thiện.
Những lời nói không quan trọng ấy là:
“Cám ơn!”
“Chúc anh (chị) may mắn!”
“Đúng!”
“Có gì là cống hiến sức lực đâu?”
“Quá tuyệt!”
“Cố gắng lên!”
** Suy tư 100: Có những lời nói rất văn vẻ, nhưng khách sáo và trống rỗng.
Có những lời nói xem ra chẳng quan trọng, không văn vẻ, nhưng lại đem an ủi và khích lệ cho mọi người, đó là lời cám ơn và xin lỗi.
Cám ơn và xin lỗi phải luôn luôn đặt sẵn trên miệng của người lịch sự, vẫn biết đôi lúc nói khách sáo nhưng người nghe vẫn cảm thấy vui vẻ.
Trong cuộc sống đời thường, tiếp xúc rất nhiều hạng người trong xã hội, lời nói cám ơn và xin lỗi lại càng được chú trọng hơn, càng văn minh, người ta càng dùng những lời đó nhiều hơn, ai không biết nói lời cám ơn và xin lỗi, thì người ấy được coi là người không có văn hoá.
Lời nói cám ơn và xin lỗi là lời nói căn bản của khoa nhân bản, hiện nay trong các Đại Chủng viện, vấn đề đào tạo một linh mục tương lai có nhân bản được đặt lên ngang hàng với các môn học quan trọng khác, bởi vì, xã hội hôm nay, thế kỷ 21, khác với xã hội trước, các linh mục cần phải thích nghi với đời sống của xã hội, không còn tự coi mình là “ông vua” trong xứ nữa, họ phải đi đến với người giáo dân, họ phải có đời sống đạo đức trỗi vượt hơn mọi người, từ cách đi đứng, nói năng, làm việc, ăn uống… sao cho phù hợp với chức vị linh mục, chủ chăn của mình, muốn được như thế, ngoài việc có đời sống đạo đức họ phải biết kết hợp với khoa nhân bản để dễ dàng hoà đồng với xã hội và với cộng đoàn giáo xứ của mình!
Tôi đã trò chuyện nhiều với các linh mục, và nhận thấy rằng, đa số các linh mục trẻ đều chê môn nhân văn, bởi vì họ cho rằng, đó là những việc dạy cho con nít để chúng nó hiểu và sống cho có lễ phép với người trên, chứ “làm cha” rồi học chi cái đó! Bởi vì có quan niệm như thế nên có một số linh mục trẻ đã không biết cách xưng hô với người trên sao cho lễ phép, mà cứ nghĩ mình là “cha” cho nên bất kể người già cả đáng tuổi ông, tuổi cố, tuổi cha của mình, mà cứ xưng hô cha với con giống như xưng hô với các trẻ em vậy.
Người có nhân bản không phải chỉ trong cách nói năng, xưng hô, mà ngay cả trong phong cách ăn uống…
Sống có nhân bản, tự nó đã giúp ích cho việc truyền giáo thành công một nửa, phần còn lại chúng ta giao cho Chúa làm trong cách sống nhân bản của chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. Dịch và viết suy tư (Hết)

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015 by Unknown · 0


Copyright © 2013. Cỏ Đuôi Gà - 0932.034.777
Design by Cỏ Đuôi Gà™
Điện thoại hỗ trợ: 0932.034.777 - Email: jacbao.pham@gmail.com